Thứ bảy, 27/04/2024 22:38 (GMT+7)
Thứ hai, 20/11/2023 17:00 (GMT+7)

Đề xuất thông qua việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước tại Kỳ họp thứ 6

Theo dõi KTMT trên

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV họp đợt 2 từ 20/11 đến 29/11 sẽ thông qua nhiều nội dung quan trọng. Trong đó có nội dung đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước.

Dự kiến đổi tên thẻ căn cước

Ngày 20/11, sau 9 ngày nghỉ Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 6. Theo chương trình, ngày đầu tiên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc sẽ trình bày tờ trình về việc giảm thuế giá trị gia tăng. Cụ thể trước đó, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) trong 6 tháng đầu năm 2024. Dự kiến việc giảm thuế VAT này sẽ khiến ngân sách hụt thu khoảng 25.000 tỷ đồng.

Ngoài ra trong đợt họp thứ 2, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua các dự luật quan trọng gồm: Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi) và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Đề xuất thông qua việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước tại Kỳ họp thứ 6 - Ảnh 1
Đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước. 

Trong sáng 27/11, Quốc hội dự kiến thông qua Luật Căn cước. Đây là nội dung quan trọng được các địa biểu Quốc hội quan tâm trong suốt quá trình thảo luận, đó là đổi tên dự án luật từ Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước. Đi kèm việc là đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước.

Ngày làm việc cuối cùng 29/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đất đai sửa đổi - một dự án luật đã nhiều lần "lỡ hẹn". Tuy nhiên ngày 16/11, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 16/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thông tin dự án sửa đổi Luật Đất đai được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa thông qua tại kỳ họp kỳ 6, dự kiến chuyển sang phiên họp bất thường tháng 1/2024.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng sẽ biểu quyết thông qua các nghị quyết gồm: Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030”. 

Đợt 2 của kỳ họp thứ 5, khóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023.

Vì sao nên đổi tên thành thẻ căn cước?

Trong sáng ngày 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh Lê Tấn Tới thông tin đã có ý kiến cho rằng thời gian qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung, tên gọi của dự thảo luật và tên căn cước, đề nghị cân nhắc về tên gọi của luật và không đổi tên luật, tên căn cước.

Đề xuất thông qua việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước tại Kỳ họp thứ 6 - Ảnh 2
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh Lê Tấn Tới. 

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, việc thay đổi hình thức, nội dung, tên gọi của căn cước là phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số. Đổi tên luật và tên căn cước còn là cần thiết, phù hợp với phạm vi và để bao hàm hết đối tượng điều chỉnh của dự luật. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói báo cáo tiếp thu giải trình nên khẳng định hầu hết ý kiến đồng ý. Các cấp có thẩm quyền khi họp cũng đồng thuận rất cao với việc đổi tên dự án luật này.

Sau cùng Chủ tịch Quốc Hội nêu rõ dự luật đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua. Đồng thời đánh giá cao công tác giải trình, tiếp thu, thể hiện sự thận trọng, cầu thị của các cơ quan hữu quan.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất thông qua việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước tại Kỳ họp thứ 6. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.

Tin mới