Thứ bảy, 27/07/2024 07:20 (GMT+7)
Thứ ba, 21/12/2021 12:00 (GMT+7)

Quảng Ninh: Hoàn thành 'mục tiêu kép', kinh tế và phòng chống dịch bệnh

Theo dõi KTMT trên

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2021. Theo đó, GRDP ước tăng 10,28%, cao hơn 1,07 điểm % so với cùng kỳ, cao hơn nhiều lần so với GRDP cả nước năm 2021 (2,1%), xếp thứ 2 cả nước.

Cụ thể, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 93.938 tỉ đồng, tăng trên 10% so với năm 2020; Thu NSNN ước đạt 51.064 tỉ đồng, bằng 115% dự toán Trung ương giao, bằng 100,1% dự toán tỉnh giao, tăng 4% so với năm 2020.

Chín tháng năm 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, đợt dịch kéo dài từ tháng 7 đến nay tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) cả nước, theo đó, GDP quý III/2021 có mức giảm sâu nhất kể từ khi tính và công bố GDP theo quý tại Việt Nam. Để đạt được những con số ấn tượng trên, Quảng Ninh đã thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phát kinh tế song song với công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Quảng Ninh: Hoàn thành 'mục tiêu kép', kinh tế và phòng chống dịch bệnh - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp, Quảng Ninh ưu tiên tập trung phòng chống dịch Covid-19 và thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị định 128. Quảng Ninh chủ động xây dựng nhiều kịch bản và phương án phòng, chống dịch Covid-19 theo từng cấp độ dịch. Toàn tỉnh nâng cao mức độ sẵn sàng thích nghi và ứng phó thường xuyên và liên tục của hệ thống chính trị, đặc biệt là ở cấp cơ sở, doanh nghiệp, người dân trong tỉnh.

Dù chịu tác động, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh vẫn đảm bảo 2 con số, GRDP bình quân đầu người đạt 7.614 USD.

Trong báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết Quảng Ninh kiên định mục tiêu, quyết tâm, quyết liệt chỉ đạo, điều hành thực hiện các biện pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phấn đấu tăng trưởng 2 con số trong trạng thái bình thường mới.

Cụ thể, ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh, chiếm 52,8% GRDP toàn tỉnh. Trong đó, riêng ngành khai khoáng có cơ cấu kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 17,8%). Sản lượng than sạch xuất ước thực hiện trong năm 2021 đạt 47.616 triệu tấn, đóng góp cho thu ngân sách nội địa, chiếm 36%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong tỉnh ước đạt 2.562 triệu USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Trong đó, hơn 1.100 doanh nghiệp tham gia làm thủ tục mở 73.538 tờ khai hải quan, tổng kim ngạch các loại hình là 10.465 triệu USD, hơn 83.000 phương tiện xuất nhập khẩu làm thủ tục qua nhiều cửa khẩu của Quảng Ninh.

Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành đứng thứ 3 góp phần vào phát triển kinh tế của Quảng Ninh, chiếm 11,9%. Một số sản phẩm mới thuộc lĩnh vực điện tử, sản phẩm công nghệ cao, dệt may… từ các dự án nhà máy đã được hoàn thành và đi vào hoạt động như dự án S-Việt Nam của Tập đoàn Foxconn, Công try kỹ thuật điện tử Tonly Việt Nam, Công ty Bumjin Electronics Co.Ltd, Công ty TNHH dệt may Weitai Hạ Long…

Năm 2021, Quảng Ninh còn đạt nhiều kết quả nổi bật, thể hiện truyền thống “Kỷ luật - Đồng tâm” của vùng mỏ anh hùng, gấp rút hoàn thành và đưa vào hoạt động 3 dự án giao thông trọng điểm gồm: Cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên - Móng Cái, Cầu Cửa Lục 1 và Đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả có tổng mức đầu tư trên 17.000 tỉ đồng. Ngoài ra, để tạo đà phát triển cho tương lai, Quảng Ninh khởi công 5 dự án lớn về giao thông cảng biển, hạ tầng và dịch vụ du lịch trị giá trên 13 tỉ USD.

Huy Tưởng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Hoàn thành 'mục tiêu kép', kinh tế và phòng chống dịch bệnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.