Thứ sáu, 22/11/2024 09:05 (GMT+7)
Thứ năm, 13/04/2023 10:50 (GMT+7)

Phê duyệt Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia

Theo dõi KTMT trên

Thiết lập kế hoạch cụ thể hóa tiến độ, các bước triển khai thực hiện công tác thẩm định Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; phân công trách nhiệm với các bộ, ngành và địa phương trong quá trình thẩm định quy hoạch.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia vừa ký Quyết định 21/QĐ-HĐTĐQH ngày 12/4/2023 ban hành Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa tiến độ, các bước triển khai thực hiện công tác thẩm định Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học); phân công trách nhiệm với các bộ, ngành và địa phương (thông qua thành viên hội đồng thẩm định) trong quá trình thẩm định quy hoạch.

Trong đó, từ 29/4 - 06/5/2023, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định và trình xin ý kiến Chủ tịch Hội đồng về việc tổ chức họp Hội đồng; từ 06/5 -15/5/2023, tổ chức họp Hội đồng thẩm định (theo lịch của Chủ tịch Hội đồng).

Phê duyệt Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia - Ảnh 1
Thiết lập kế hoạch cụ thể hóa tiến độ, các bước triển khai thực hiện công tác thẩm định Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. (Ảnh minh họa)

Từ 15/5- 20/5/2023, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định dự thảo báo cáo thẩm định, gửi lấy ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định. Từ 7/7-12/7/2023, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định tổng hợp ý kiến rà soát hồ sơ quy hoạch của thành viên Hội đồng thẩm định, đóng dấu xác nhận đã kết thúc thẩm định vào hồ sơ quy hoạch.

Quyết định cũng quy định cụ thể trách nhiệm các thành viên Hội đồng: Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, chuẩn bị ý kiến góp ý bằng văn bản tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định.

Thẩm định các nội dung của quy hoạch theo quy định Điều 32 Luật Quy hoạch, trong đó nghiên cứu, tham gia ý kiến đối với các nội dung liên quan căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của bộ, ngành, đơn vị được cử đại diện và tham gia ý kiến đối với các vấn đề liên quan khác của quy hoạch nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của Quy hoạch.

Phối hợp với cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát các nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định trong hồ sơ, tài liệu quy hoạch trước khi hồ sơ, tài liệu quy hoạch được đóng dấu xác nhận.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, hiện nay, đa dạng sinh học đang trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng do những hậu quả và hành động của con người, đặc biệt là từ tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã gia tăng; suy giảm diện tích rừng tự nhiên do cháy rừng và hoạt động khai thác gỗ; và hậu quả của sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu…

Những hoạt động kể trên với mục đích phát triển kinh tế xã hội đã tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học cả trên đất liền và đại dương ở phạm vi toàn cầu. Chúng ta thậm chí có thể thấy rõ ràng “lời nguyền của tự nhiên” từ nhiều quốc gia đang phải hứng chịu hậu quả từ việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và đây là minh chứng rõ ràng về mối quan hệ nhân quả giữa con người và thiên nhiên. 

Bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học là một trong 3 trọng tâm của Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà Thủ tướng vừa phê duyệt. Mục tiêu đến năm 2030, chúng ta phục hồi được ít nhất 20% diện tích hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái.

Theo đó, đến năm 2030, mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống các di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau: diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền phấn đấu đạt 9% diện tích lãnh thổ đất liền; diện tích các vùng biển, ven biển được bảo tồn đạt từ 3 - 5% diện tích vùng biển tự nhiên của quốc gia; 70% khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên được đánh giá hiệu quả quản lý; các khu vực tự nhiên được quốc tế công nhận: 15 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar), 14 khu dự trữ sinh quyển, 15 vườn di sản ASEAN; tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc duy trì ổn định từ 42% - 43%.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Phê duyệt Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Dự kiến có 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích...

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.