Thứ năm, 03/07/2025 19:04 (GMT+7)
Thứ bảy, 08/01/2022 14:00 (GMT+7)

Phê duyệt ĐTM dự án điện rác Seraphin Xuân Sơn

Theo dõi KTMT trên

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy điện rác Seraphin tại khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây đã có Quyết định số 2624/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Nhà máy điện rác Seraphin tại khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội.

Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1) đã phối hợp với chủ đầu tư và các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát, điều tra thực địa phục vụ cho công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Công tác khảo sát thực địa khu vực dự án gồm: lấy mẫu, đo đạc quan trắc hiện trạng các yếu tố môi trường nền trong khu dự án (không khí, tiếng ồn, nước, đất); khảo sát hiện trạng hệ sinh thái nơi thực hiện dự án và lân cận; khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng dân sinh, kinh tế xã hội khu dự án; thực hiện tham vấn với các tổ chức, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi dự án theo luật định.

Phê duyệt ĐTM dự án điện rác Seraphin Xuân Sơn - Ảnh 1
Vị trí dự án

Các bên đã cùng nhau phân tích, đánh giá các tác động trong quá trình thi công cũng như vận hành dự án, từ đó đề xuất những biện pháp giảm thiểu phù hợp và tối ưu nhất nhằm hạn chế tác động nhất thời cũng như lâu dài của dự án đến môi trường.

Dự án Nhà máy điện rác Seraphin do Công ty CP Công nghệ môi trường xanh Seraphin làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 3.500 tỉ đồng. Công suất tiếp nhận rác định mức: 1.500 tấn/ngày đêm; công suất tiếp nhận rác tối đa: 1650 tấn/ngày đêm. Theo tính toán, thời gian nhà máy vận hành đảm bảo ≥ 8000 giờ/năm. Công suất phát điện là 37 MW (bao gồm 3 lò đốt (công suất mỗi lò là 500 tấn/ngày); 2 tổ máy, gồm: 1 tổ 25MW, 1 tổ 12MW). Diện tích sử dụng đất 2,5ha. Tiến độ thực hiện xây dựng dự kiến là 16 tháng.

Dự án ứng dụng công nghệ Segher của Bỉ. Đây là công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường với các chỉ tiêu chất lượng chính của khí thải, lò đốt đạt tiêu chuẩn EU 2000/76/EC, các chỉ tiêu khác đều đạt và vượt QCVN 61/2016/BTNMT. Công nghệ này đã được nghiên cứu cải tiến với nhiều thiết bị phụ trợ hiện đại, nâng cao chất lượng môi trường trong hoạt động xử lý rác của nhà máy, tái tạo năng lượng đặc biệt phù hợp với loại rác của Việt Nam (nhiệt trị thấp, độ ẩm cao, chưa qua phân loại).

Dự án hướng đến mục tiêu phát triển ngành công nghiệp môi trường chất lượng cao; xử lý khi thải, nước thải, chất thải rắn đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe nhất, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.

Xuân Hòa

Bạn đang đọc bài viết Phê duyệt ĐTM dự án điện rác Seraphin Xuân Sơn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cá chết bất thường dưới cống thủy điện Kẻ Gỗ
Sau khi mở nước phục vụ sản xuất hè thu, hàng loạt cá mè từ hồ Kẻ Gỗ bị phát hiện chết trôi dạt về hạ lưu, với dấu hiệu bị đứt đầu và đuôi. Nguyên nhân ban đầu được cho là do cá bị hút vào hệ thống tua bin thủy điện.
Thanh Hóa: Agri-Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn
Sau khi thực hiện phương án khắc phục sự cố môi trường của Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty CPĐT nông nghiệp Agri–Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn.
Hà Tĩnh: Đốt rơm rạ sau mùa gặt – lợi bất cập hại
Sau mỗi vụ gặt, nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh lại chìm trong làn khói dày đặc do người dân đốt rơm rạ để "làm sạch" ruộng đồng. Dù là một tập quán lâu đời, nhưng việc này đang gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khỏe người dân và chất lượng đất nông nghiệp.

Tin mới

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
Định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với địa phương.
Bình Liêu và hành trình xanh hóa vùng biên cương
Bình Liêu đang từng bước khẳng định vị thế của mình, là điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh Quảng Ninh. Hành trình xanh hóa vùng biên cương được triển khai nhiều năm trở lại đây đã mang lại hiệu quả phát triển kinh tế bền vững.