Thứ sáu, 29/03/2024 15:59 (GMT+7)
Thứ bảy, 14/11/2020 09:18 (GMT+7)

Phát hiện mới: Mưa có thể làm dịch chuyển núi

Theo dõi KTMT trên

Các nhà khoa học đã sử dụng một kỹ thuật mới để tính toán chính xác tác động của lượng mưa đến địa hình vùng núi. Phát hiện mới này giúp lý giải một bí ẩn khoa học nhiều năm chưa được khám phá. 

Phát hiện mới: Mưa có thể làm dịch chuyển núi - Ảnh 1
Nghiên cứu mới phát hiện mưa đủ lớn có thể làm dịch chuyển núi. (Ảnh: Phys.org)

Ảnh hưởng của lượng mưa đến sự biến đổi địa hình vùng núi từ lâu vẫn là đề tài gây tranh cãi trong giới các nhà khoa học. Tuy nhiên, một nghiên cứu do trường Đại học Bristol (Anh) thực hiện được công bố trên Tạp chí Science Advances mới đây đã tính toán chính xác tác động của lượng mưa đến địa hình, từ đó giúp tăng cường sự hiểu biết của con người về cách thức hình thành những ngọn núi cao nhất và các thung lũng sâu nhất suốt hàng triệu năm qua. 

Theo trang Phys.org, nghiên cứu mới tập trung vào dãy Himalaya - dãy núi hùng vĩ nhất trên thế giới – sẽ mở đường cho việc dự đoán ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến địa hình và cuộc sống con người. Nghiên cứu được tiến hành trên khu vực giữa và phía Đông dãy Himalaya thuộc Bhutan và Nepal. Đây là một trong những khu vực được lấy mẫu nghiên cứu nhiều nhất về vấn đề xói mòn. 

Tiến sĩ Byron Adams, cùng với các cộng tác viên từ Đại học Bang Arizona (ASU) và Đại học Bang Louisiana, đã sử dụng "đồng hồ vũ trụ" bên trong các hạt cát để đo tốc độ các dòng chảy xói mòn những lớp đá ở bên dưới chúng. 

“Khi một hạt vũ trụ lao từ không gian bên ngoài đến Trái đất, nhiều khả năng nó va chạm với các hạt cát trên những sườn đồi trong quá trình chảy xuống các dòng sông. Khi quá trình này diễn ra, một số nguyên tử bên trong từng hạt cát có thể chuyển thành một dạng nguyên tố hiếm. Bằng cách đếm số hạt hiện diện bên trong một túi cát, chúng ta có thể tính toán được hạt cát đã nằm đấy bao nhiêu lâu, từ đó tính toán được tốc độ ngọn núi bị xói mòn”, tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Byron Adams, Thành viên Hiệp hội Hoàng gia Dorothy Hodgkin tại Viện Môi trường Cabot của trường Đại học Bristol, cho biết. 

Sau khi tính tỉ lệ xói mòn trên khắp các dãy núi, các nhà khoa học có thể so sánh chúng với các biến số về độ dốc và lượng mưa của sông. Tuy nhiên, ông Adams cho biết việc so sánh như vậy vô cùng khó khăn do việc tạo ra mốc dữ liệu và diễn giải dữ liệu thống kê khá phức tạp. Nhà khoa học đã xử lý vấn đề này bằng cách kết hợp nhiều kỹ thuật phân tích hồi quy với mô hình số về cách thức xói mòn của sông ngòi. Điều đó cho phép nhóm nghiên cứu định lượng ảnh hưởng của lượng mưa tới tốc độ xói mòn ở các địa hình hiểm trở.

“Chúng tôi đã thử nghiệm nhiều mô hình số khác nhau để tái tạo mô hình tốc độ xói mòn quan sát được trên khắp Bhutan và Nepal. Cuối cùng, chỉ có một mô hình có thể dự đoán chính xác tỉ lệ xói mòn đo được. Mô hình này lần đầu tiên cho phép chúng tôi định lượng lượng mưa ảnh hưởng như thế nào đến tỉ lệ xói mòn ở các địa hình hiểm trở", Tiến sĩ Adams nói.

Nghiên cứu mới cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý sử dụng đất, duy trì cơ sở hạ tầng và những mối nguy cơ ở Himalaya. Ở dãy núi này, tốc độ xói mòn cao có thể làm tăng đáng kể lượng trầm tích phía sau các con đập, đe dọa những dự án thủy điện quan trọng. Các phát hiện cũng cho thấy lượng mưa lớn hơn có thể làm xói mòn các sườn đồi, tăng nguy cơ sạt lở đất đá, thậm chí là lũ lụt tràn bờ. 

"Dữ liệu và phân tích của chúng tôi cung cấp một công cụ hiệu quả để ước tính các mô hình xói mòn ở các địa hình núi như Himalaya. Do đó, nghiên cứu có thể cung cấp cái nhìn sâu rộng hơn về những hiểm họa ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người sinh sống ở khu vực chân những ngọn núi này”, Tiến sĩ Adams nói thêm.

Hải Vân

Bạn đang đọc bài viết Phát hiện mới: Mưa có thể làm dịch chuyển núi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Đáng chú ý sẽ nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam quyết tâm sản xuất hydrogen xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.