Thứ năm, 02/05/2024 10:09 (GMT+7)
Chủ nhật, 06/08/2023 20:37 (GMT+7)

Phân loại rác thải nhựa tại nguồn: Chỉ hô hào là chưa đủ

Theo dõi KTMT trên

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc phân loại rác thải nói chung, rác thải nhự nói riêng tại nguồn tuy xuất phát từ hành động, thói quen và ý thứ của từng người dân. Vì thế, việc hô hào nhiều khi là chưa đủ để người dân thay đổi thói quan này.

Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày, mỗi người Việt Nam thải ra 1,2kg rác. Nếu làm tròn dân số Việt Nam là 100 triệu người, thì số lượng rác thải là 120.000 tấn mỗi ngày. Trong số đó, 16% là rác thải nhựa. Như vậy, mỗi ngày sẽ có gần 19.000 tấn rác thải nhựa bị thải ra ở Việt Nam.

Phân loại rác thải nhựa tại nguồn: Chỉ hô hào là chưa đủ - Ảnh 1
Ảnh internet.

Việc phân loại và tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn chất thải. Hầu hết các loại chất thải được tạo ra có thể được phân loại ngay tại nhà. Tuy nhiên, nhiều năm qua, công tác phân loại rác tại nhà hầu như rất ít được người dân thực hiện. Bởi thói quen lâu nay của đại bộ phận người dân Việt Nam là xả rác một cách tùy tiện.

Theo Điều 75 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020, chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác.

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn, Luật khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Chất thải thực phẩm không dùng làm phân bón phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH. CTRSH khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH… Bao bì này là cơ sở quản lý việc phân loại và thông qua giá của bao bì để thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định, các cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH có quyền từ chối thu gom, vận chuyển CTRSH. Đồng thời, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt ngay tại nguồn phát sinh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu chi phí xử lý chất thải. Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã quy định việc phân loại và chế tài xử lý hành vi không phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

Về vấn đề này, GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Trưởng ban nghiên cứu khoa học, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho rằng, rác liệu có thể tái chế, tái sử dụng và có thể gây tác hại nghiêm trọng khi không được thu gom, xử lý đúng cách hay không cũng là vấn đề cần thảo luận thêm.

“Rác có thể tái sử dụng nếu được thu hồi, đem về cơ sở để làm sạch, sử dụng lại (các chai bia, chai nước ngọt thủy tinh), loại có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại) có thể thu gom đưa về các khu tái chế. Hiện chúng ta có nhiều khu vực tái chế, làng nghề tái chế đang hoạt động. Tuy nhiên, có thể xảy ra nhiều vấn đề môi trường khác tại các cơ sở, làng nghề tái chế nên phải nhận biết sớm và tìm cách giải quyết”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ nói.

Theo vị này, quy định về phân loại rác tại nguồn đã có. Tuy nhiên, việc thực thi quy định này lâu nay đang gặp vấn đề. Bởi do thói quen của người Việt trong sinh hoạt hàng ngày. Hầu như mỗi nhà chỉ có một thùng rác và ném chung tất cả các loại rác từ thực phẩm, túi nilon, pin, vật liệu xây dựng… vào đó. Và sau đó, tất cả các loại rác này được đưa đến bãi rác để chôn lấp hoặc xử lý. Vì thế, GS.TS Hoàng Xuân Cơ cho rằng, liên quan đến việc phân loại rác tại nguồn, đặc biệt là đối với rác thải nhựa hô hào là chưa đủ. Mà chúng ta cần tìm ra giải pháp đánh vào tâm lý nhằm làm thay đổi thói quen của người dân.

Ninh An

Bạn đang đọc bài viết Phân loại rác thải nhựa tại nguồn: Chỉ hô hào là chưa đủ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới