Thứ năm, 21/11/2024 17:03 (GMT+7)
Thứ ba, 28/11/2023 16:46 (GMT+7)

Phấn đấu 100% các dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện phải lên toàn trình trong năm 2023

Theo dõi KTMT trên

Để tiếp tục tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính nhiều địa phương đã cung cấp hoàn chỉnh và hiệu quả dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước thì: Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

Theo đó, dịch vụ công trực tuyến có 4 mức độ: dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: Là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó; dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

Phấn đấu 100% các dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện phải lên toàn trình trong năm 2023 - Ảnh 1

Phấn đấu 100% dịch vụ công đủ điều kiện trực tuyến toàn trình

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 777/QĐ-BTC về Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Tài chính năm 2023. Quyết định nêu rõ: Trong năm 2023, Ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Tài chính tập trung chỉ đạo, điều phối các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số và xã hội số, ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng, cụ thể: ứng dụng ngành Tài chính được chia sẻ dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; 100% thủ tục hành chínhđủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Ngoài ra, hoàn thành triển khai hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử; tỷ lệ hệ thống thông tin của Bộ Tài chính hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin trên 80%.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính sẽ chủ trì nghiên cứu, xây dựng Đề án đổi mới quy trình, nghiệp vụ ngành tài chính phù hợp với mô hình kinh tế số.

Cục Tin học và Thống kê tài chính chịu trách nhiệm triển khai hệ thống đám mây tại Bộ Tài chính và các đơn vị Tổng cục phục vụ cho các ứng dụng của Bộ, đơn vị Tổng cục (trừ các ứng dụng đặc thù); triển khai nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu ngành Tài chính đảm bảo kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ, kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

Nhiều địa phương cũng đẩy mạnh thực hiện

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và đề án 06 của Chính phủ chiều 12/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết TP đã thực hiện thay thế các trang dịch vụ công trực tuyến, phần mềm một cửa điện tử của các cơ quan nhà nước trên địa bàn bằng nền tảng hệ thống giải quyết thủ tục hành chính thống nhất của TP.

Hệ thống này liên thông thông suốt với Cổng dịch vụ công và Cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính quốc gia.

Đặc biệt, TP đã hoàn thành rà soát 80% tổng số thủ tục hành chính các cấp và phê duyệt danh mục 600 dịch vụ công đáp ứng tiêu chí toàn trình và một phần.

Tại Hà Nội, UBND Tp.Hà Nội cũng đã chỉ thị về việc tăng cường trách nhiệm, tập trung xử lý các điểm nghẽn trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. UBND ban hành yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị sở, ban ngành, quận huyện chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố về việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2023 theo lộ trình; nâng cao chất lượng phục vụ trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.

Chỉ thị nhấn mạnh, việc xác định hoàn thàn các mục tiêu, chỉ tiêu về cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị, đồng thời là căn cứ để đánh giá năng suất lao động, hiệu quả hoạt động, là một trong các yếu tố xem xét khi thực hiện phê duyệt biên chế, bố trí nhân sự.

Chỉ thị cũng yêu cầu thực hiện công khai thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo 100% thủ tục hành chính phải được công khai đầy đủ, đúng hạn.

Toàn bộ các hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết tại các cơ quan, đơn vị được theo dõi trạng thái xử lý trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố, đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia để người dân và doanh nghiệp có thể giám sát, đánh giá quá trình thực hiện.

Các đơn vị chủ động tăng cường hình thức, biện pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thanh toán trực tuyến đối với phí, lệ phí, nghĩa vụ tài chính (đặc biệt là lĩnh vực đất đai, hộ tịch…); Mở rộng việc thanh toán không dùng tiền mặt tại bộ phận một cửa (Qrcode, chuyển khoản…).

Để cùng cả nước hoàn thành mục tiêu tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (dịch vụ công trực tuyến) toàn trình năm 2023 đạt 100%, Bạc Liêu đã có những hoạt động cụ thể và đem lại kết quả tích cực bước đầu. Số lượng thủ tục hành chính và số hồ sơ phát sinh, xử lý trên Cổng dịch vụ công quốc gia của tỉnh đều tăng, điều đó cho thấy cán bộ, công chức, viên chức và người dân đang dần quen với “hồ sơ điện tử”.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Phấn đấu 100% các dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện phải lên toàn trình trong năm 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tỉnh Ninh Bình điều động, bổ nhiệm 2 giám đốc Sở
Ông Chu Đức Long, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Ninh Bình được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh. Ông Bùi Xuân Diệu, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Kim Sơn được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.