Thứ sáu, 22/11/2024 07:00 (GMT+7)
Thứ tư, 23/08/2023 08:00 (GMT+7)

Phần 2: Lộ diện các Tập đoàn Việt đầu tư vào bauxite và khai khoáng ở Tây Nguyên

Theo dõi KTMT trên

Ngay khi thông tin chính phủ phê duyệt quy hoạch khai thác và chế biến sâu quặng Bô Xít – Nhôm, hàng loạt tập đoàn lớn như Thaco, Sovico,TH...đã rót hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư.

Phần 2: Lộ diện các Tập đoàn Việt đầu tư vào bauxite và khai khoáng ở Tây Nguyên - Ảnh 1

Trong báo cáo cập nhật về ngành bôxit – nhôm, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, gần đây, 6 công ty thuộc khu vực tư nhân đã xin gia nhập ngành bôxit - nhôm, tương ứng công suất alumin của Việt Nam có khả năng tăng gấp 6 lần trong thập kỷ này.

Các công ty bao gồm Hòa Phát, Hóa chất Đức Giang, Đầu tư Việt Phương, Sovico, Thaco Group, Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân (thuộc Công ty TNHH Thương mại Trần Hồng Quân, thương hiệu Gas Hồng Hà ).

Công ty duy nhất đang hoạt động trong ngành là công ty con trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). VCSC tin rằng các công ty có năng lực trong khu vực tư nhân có thể cạnh tranh hơn về chi phí so với Vinacomin và có thể hiệu quả hơn về vốn.

Dự án nhôm duy nhất đã được phê duyệt ở Việt Nam là dự án luyện nhôm của Trần Hồng Quân với kế hoạch chi 690 triệu USD (80% vốn từ vay nợ) để xây dựng nhà máy luyện kim, bắt đầu xây dựng vào năm 2015, tạm dừng vào năm 2019 và dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Theo công ty, sự trì hoãn này là do cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp xung quanh chậm phát triển.

Ngoại trừ dự án này, VCSC dự báo sẽ không có dự án nào trong các dự án trên được đưa vào hoạt động trước năm 2025. Hiện, Hóa chất Đức Giang và Hòa Phát đang xin cấp phép.

4 - CTCP Tập đoàn Sovico

Phần 2: Lộ diện các Tập đoàn Việt đầu tư vào bauxite và khai khoáng ở Tây Nguyên - Ảnh 2

Theo đó, CTCP Tập đoàn Sovico đề xuất đầu tư dự án điện phân Nhôm quy mô 2.000ha tại TP. Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Với chức năng khu công nghiệp liên hoàn (từ quặng thô đến thành phẩm đầu cuối là sản phẩm tiêu dùng cho ngành công nghiệp xây dựng, tiêu thụ dân dụng), dự án gồm xây dựng, vận hành các lĩnh vực từ năng lượng sạch (điện mặt trời, điện gió, thủy điện…) đến khai thác mỏ bauxite, sản xuất alumina, điện phân nhôm aluminum và chế tạo thành phẩm đầu cuối cho công nghiệp và tiêu dùng.

5 - CTCP Tập đoàn Trường Hải (Thaco)

Còn tại tỉnh Lâm Đồng,  CTCP Tập đoàn Trường Hải (Thaco) đề xuất khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án tổ hợp khai thác và chế biến quặng bô xít tại TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.

Theo đó, dự án tổ hợp này có tổng mức đầu tư khoảng 50.000 tỉ đồng, bao gồm: nhà máy tuyển quặng bô xít (quy mô 500ha, công suất 3,25 triệu tấn quặng tinh/năm); nhà máy chế biến alumin (quy mô 500ha, công suất 1,3 triệu tấn/năm); nhà máy sản xuất nhôm (quy mô 150ha, công suất 300.000 tấn/năm).

Khu vực khai thác mỏ có quy mô 107,66 km2, thuộc địa bàn các xã Lộc Tân, Lộc Quảng (huyện Bảo Lâm), xã Đambri và phường Lộc Phát (TP. Bảo Lộc) với tổng trữ lượng là 573,1 triệu tấn quặng thô.

Phần 2: Lộ diện các Tập đoàn Việt đầu tư vào bauxite và khai khoáng ở Tây Nguyên - Ảnh 3

6 - Tập đoàn TH tập trung phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn tại khu vực Tây Nguyên

Phần 2: Lộ diện các Tập đoàn Việt đầu tư vào bauxite và khai khoáng ở Tây Nguyên - Ảnh 4

Với những tiềm năng sẵn có của Tây Nguyên và kinh nghiệm thực tế, năng lực của mình, Anh hùng Lao động Thái Hương đã nhìn nhận 4 lĩnh vực giúp phát triển vùng Tây Nguyên.

Theo Nhà Sáng lập Tập đoàn TH, Tây Nguyên đủ điều kiện để phát triển mạnh lĩnh vực đại chăn nuôi (chăn nuôi quy mô lớn, quy mô công nghiệp ứng dụng công nghệ cao).

“Tôi sẽ đưa mô hình chăn nuôi bò sữa tập trung công nghệ cao theo chuỗi (mà TH đang làm ở Nghệ An) lên Tây Nguyên. Hiện TH đã có kế hoạch triển khai tại Đắk Nông và các vùng phụ cận, đưa nông dân trở thành một mắt xích trong chuỗi sản xuất này; sau đó trồng cây ăn quả, cây hương liệu và gia vị,” bà Thái Hương nhấn mạnh.

Theo Anh hùng Lao động Thái Hương, với lĩnh vực khai khoáng, Tây Nguyên có trữ lượng bôxít rất lớn, Chính phủ cần quy hoạch sớm, ứng dụng triệt để khoa học công nghệ trong khâu khai thác. Phải đưa khoa học hiện đại vào thì mới phát triển được kinh tế xanh và không để lại hệ lụy khi khai thác tài nguyên. Ở những vùng đất có khoáng sản nhưng không đủ lớn thì nên trồng cây ăn quả, cây thảo dược có giá trị lớn hơn, không cố khai thác.

Ngoài ra, lĩnh vực khai thác nguồn nước ngầm cũng được Tập đoàn TH chú trọng đầu tư trong tương lai. Theo bà Thái Hương: “Tây Nguyên có nguồn nước ngầm tốt do có hệ sinh thái của núi lửa để lại. Thế nên tôi đã tư vấn Tập đoàn TH vào khai thác nước ngầm tại Đắk Nông. Người tiêu dùng Việt xứng đáng được hưởng nguồn nước tinh khiết và nguồn dinh dưỡng tốt nhất”.

P.V

Bạn đang đọc bài viết Phần 2: Lộ diện các Tập đoàn Việt đầu tư vào bauxite và khai khoáng ở Tây Nguyên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.