Thứ sáu, 26/04/2024 00:38 (GMT+7)
Thứ bảy, 26/02/2022 09:00 (GMT+7)

Nigeria: Dự án vườn rau thích ứng biến đổi khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng xung đột mạnh mẽ ở châu Phi. Bằng những việc làm nhỏ và hữu ích, phụ nữ Nigeria đã trồng rau như một cách bảo vệ tài nguyên nước và hạn chế bạo lực do biến đổi khí hậu.

Ở vùng đồng bằng đầy bụi bên ngoài Ouallam, một thị trấn cách thủ đô Niamey của Niger khoảng 100 km về phía Bắc, những hàng rau xanh tươi mọc lên từ đất trong những ô gọn gàng. Tạo thêm sự tương phản cho khung cảnh khô cằn xung quanh, những người phụ nữ choàng khăn sáng màu đi giữa các hàng rau, kiểm tra các đường ống dẫn nước và tưới nước cho rau.

Khoảng 450 phụ nữ làm việc ở vùng đất này đến từ 3 cộng đồng riêng biệt: một số là người dân địa phương, những người khác đã phải di dời vì xung đột và bất an ở những nơi khác ở Niger và số còn lại là những người tị nạn từ nước láng giềng Mali.

Nigeria: Dự án vườn rau thích ứng biến đổi khí hậu - Ảnh 1
Người tị nạn Malian trồng rau ở Ouallam, vùng Tillaberi, Niger. (Ảnh: UNHCR)

“Tất cả chúng tôi đã trồng rau cùng với các cộng đồng khác nhau: những người tị nạn, những người phải di dời và cộng đồng địa phương Ouallam. Chúng tôi rất vui khi được làm việc cùng nhau”, Rabi Saley, 35 tuổi, người đã định cư tại khu vực này sau khi chạy trốn các cuộc tấn công vũ trang ở quê hương Menaka, cách biên giới Mali 100 km về phía Bắc cho biết.

Những sản phẩm cô trồng - bao gồm khoai tây, hành tây, cải bắp, ớt chuông và dưa hấu - giúp cô nuôi sống 7 đứa con của cô và cô có thêm thu nhập nhờ bán được những sản phẩm này ở chợ địa phương. Kể từ khi được thành lập vào tháng 4/2020, dự án vườn rau - một sáng kiến ​​của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cũng đã giúp hàng ngàn người tị nạn và những người di dời nội bộ đến thị trấn thuận lợi hơn.

Tình trạng bất ổn chính trị và các cuộc tấn công thường xuyên của các nhóm vũ trang ở Mali và Nigeria đã đẩy 250.000 người tị nạn, hầu hết đến từ Mali và Nigeria, tìm kiếm sự an toàn ở Niger, trong khi bạo lực bên trong biên giới của đất nước đã buộc thêm 264.000 người phải di dời nội địa khỏi nhà của họ.
Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang đẩy nhiệt độ ở Sahel lên cao gấp 1,5 lần mức trung bình toàn cầu và 4,4 triệu người buộc phải di dời khắp khu vực là một trong những đối tượng chịu tác động tàn khốc nhất của hạn hán, lũ lụt và cạn kiệt tài nguyên.

Tại vườn rau của Ouallam, những người phụ nữ đã học cách chăm sóc cây trồng của họ bằng cách sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt để giảm thiểu bốc hơi và bảo tồn nguồn nước khan hiếm.

Ngoài ra, dự án vườn rau còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người Niger thích ứng với biến đổi khí hậu. Bằng cách canh tác một vùng đất rộng lớn trước đây bị thoái hóa gần thị trấn và trồng cây, họ đang giúp ngăn chặn tình trạng sa mạc hóa đe dọa phần lớn đất nước.

Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng xung đột ở châu Phi. Bạo lực đẫm máu liên quan tình trạng khan hiếm nước ngày càng trầm trọng đã bùng phát tại miền Bắc Cameroon, buộc hơn 30.000 người trốn chạy sang quốc gia láng giềng Chad.

Miền Bắc Cameroon là một phần của Sahel, vùng bán khô cằn nằm ở phía Nam sa mạc Sahara. Khi khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ và lớp nước trên bề mặt bốc hơi nhiều hơn, vùng Sahel ấm gấp 1,5 lần so với mức nhiệt trung bình toàn cầu. Từ đó, vùng này chịu các dạng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm hạn hán nghiêm trọng cùng với những trận mưa lũ. Tình trạng đó đã làm suy thoái 80% diện tích đất nông nghiệp ở Sahel.

Do những tác động kết hợp của hạn hán và lũ lụt, đất đang bị suy thoái và mất đi sự màu mỡ. Trong khi đó, 2/3 dân số tại Sahel sống nhờ vào nông nghiệp hoặc chăn nuôi gia súc. Việc tưới tiêu nhờ vào nước mưa không thành công đồng nghĩa mùa màng thất bát, trong khi gia súc khó tìm được nước uống và thức ăn. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu ước tính sản lượng nông nghiệp tại một số khu vực của Sahel sẽ giảm 20% mỗi thập niên vào cuối thế kỷ này.

Các chuyên gia cho rằng bạo lực tại Cameroon cho thấy xung đột và bất ổn chính trị do biến đổi khí hậu là thách thức an ninh ngày càng lớn.

Thiếu nước chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căng thẳng liên quan biến đổi khí hậu. Năm 2019, tranh chấp nguồn nước đã dẫn đến bạo lực tại Ấn Ðộ, Sudan, Ghana và khu vực dọc biên giới Kenya - Ethiopia. Với lý do tương tự, xung đột giữa nông dân và ngư dân Mali từng khiến 167 người thiệt mạng, hơn 50.000 người phải đi lánh nạn.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nigeria: Dự án vườn rau thích ứng biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Campuchia quyết tâm xây kênh đào Phù Nam Techo
Thủ tướng Camphuchia Hun Manet khẳng định rằng kênh đào Phù Nam Techo, với chi phí xây dựng 1,7 tỷ USD sẽ chỉ phục vụ việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước và không gây ra mối đe dọa an ninh nào cho các quốc gia khác.

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.