Những vấn đề quan trọng cùng quyết sách vì doanh nghiệp và người lao động
Động lực làm việc là một trong những vấn đề quan trọng cần được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, bởi nó chính là nguồn gốc thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tầm quan trọng của việc tạo động lực cho người lao động
Tạo động lực cho người lao động sẽ giúp thúc đẩy người lao động an tâm làm việc và cống hiến lâu dài, đó cũng là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Bài viết này nghiên cứu tầm quan trọng của việc tạo động lực cho người lao động, từ đó đưa ra giải pháp tạo động lực cho người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Cùng với Nghị quyết số 30/2021/QH15 - Nghị quyết đầu tiên của Quốc hội Khóa XV trao cho Chính phủ quyền hạn đặc biệt để chủ động chống dịch, một loạt quyết sách tiếp theo của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 44/2022/QH15, Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15, Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15) đã tạo nguồn sức mạnh cộng sinh giúp nước ta sớm kiểm soát được dịch bệnh và tăng trưởng ngoạn mục.
Đó là bình luận của người dân, doanh nghiệp về những quyết sách đặc biệt mà Quốc hội đã ban hành trong bối cảnh đặc biệt - đại dịch Covid-19 và hậu Covid-19. Các quyết sách ra đời và nhận được sự hưởng ứng, đồng lòng của các cơ quan hành pháp đã lan tỏa tới từng ngóc ngách của đời sống, mau chóng vực dậy cả người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.
Nhìn khoảng 70 bé từ 2-5 tuổi ríu rít trong cơ sở giáo dục mầm non Montier Preschool của chị H (Quảng Nam), ít ai biết ngôi trường ấy tưởng chừng phải đóng cửa vì dịch bệnh. Là thạc sỹ chuyên ngành giáo dục mầm non, chị H đã nhiều lần từ chối cơ hội làm công tác quản lý ở các trường đại học vì muốn trực tiếp đưa giáo dục hiện đại vào lớp học mầm non. Tuy nhiên, cơ sở vừa đi vào hoạt động ổn định thì dịch Covid-19 ập đến. ''Mọi thứ xảy ra quá nhanh! Nếu không có các quyết sách hỗ trợ của Quốc hội, không biết chúng tôi sẽ đi về đâu…'', chị H nói.
Mặc dù đã ổn định sản xuất nhưng ông Đào Duy Lẹ - Tổng Giám đốc Công ty CP May Tam Quang ở thị xã Hoài Nhơn, Bình Định vẫn không khỏi bàng hoàng nhớ lại quãng thời gian phải ngừng sản xuất khi Covid-19 bùng phát. Dòng hàng, dòng tiền đều sụt giảm khiến doanh nghiệp và người lao động lao đao.
May thay, thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hoài Nhơn, Công ty CP May Tam Quang đã kịp thời được giải ngân khoản vay 8,5 tỷ đồng để duy trì lương cho hơn 1.000 lao động. ''Điều này đã giúp cho chúng tôi vượt qua thời điểm khó khăn nhất; giữ được chân công nhân và phục hồi sản xuất ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. Đáng mừng là thiệt hại về kinh tế của Công ty đến thời điểm này là rất thấp''.
Bà Châu chia sẻ: Tương tự, Công ty CP May Nhật Thành (Hậu Giang) đã ổn định sản xuất trở lại, duy trì việc làm cho hơn 350 lao động. Một năm trước, sóng gió của đại dịch Covid-19 làm toàn bộ các hoạt động của Công ty bị ngừng trệ, đến mức Tổng giám đốc Lưu Thị Ngọc Châu nghĩ mình sẽ phá sản. “Nhưng giờ chúng tôi đã ổn. Tất cả nhờ vào sự hỗ trợ kịp thời của Quốc hội, Chính phủ…”.
Đa số người lao động được nhận hỗ trợ
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thực hiện chính sách hỗ trợ theo các Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 và Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đến nay đã có hơn 346,6 nghìn đơn vị sử dụng lao động được giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp, tương ứng với hơn 11,9 triệu lao động. Số tiền được điều chỉnh giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp là hơn 8.385 tỷ đồng kể từ tháng 10/2021 đến hết tháng 8/2022. Dự kiến số giảm đóng đến hết tháng 9/2022 là hơn 9.210 tỷ đồng.
Năm 2022, tính đến hết ngày 10/9, về kết quả chi trả hỗ trợ người lao động đã chi trả hỗ trợ cho hơn 13,3 triệu người với tổng số tiền hơn 31,8 nghìn tỷ đồng và có 33,4 nghìn người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện không nhận hỗ trợ. Tổng số tiền hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động là hơn 41 nghìn tỷ đồng. Trong đó, TP.HCM có số người được hỗ trợ nhiều nhất với 94,2 nghìn người và hơn 263 tỷ đồng; Hà Nội 86,9 nghìn người với hơn 250 tỷ đồng.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, hiện vẫn còn gần 2.700 lao động đã nộp hồ sơ và được cơ quan Bảo hiểm Xã hội (BHXH) giải quyết hưởng theo đúng quy định, nhưng chưa nhận hỗ trợ với số tiền tương ứng hơn 5,67 tỷ đồng. Nguyên nhân là người lao động đăng ký nhận tiền nhưng chưa đến cơ quan BHXH nhận hỗ trợ; có trường hợp cơ quan BHXH đã chuyển ngân hàng để chi qua tài khoản cho người lao động song số tài khoản người lao động cung cấp sai nên việc chi trả chưa thực hiện được.
Với chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động tại Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội, đã có 60/63 tỉnh có doanh nghiệp, người lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ (3 tỉnh không có đối tượng là Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng). Tính đến ngày 21/9/2022, đã giải ngân hơn 3.539 tỷ đồng, hỗ trợ 5,1 triệu lượt lao động của 120, 4 nghìn lượt doanh nghiệp (đạt 93,32% so với số kinh phí mà cấp huyện đã tiếp nhận đề nghị và đạt 94,99% so với số kinh phí đã được phê duyệt).
Các quyết sách của Quốc hội, sự đồng hành của Chính phủ và các địa phương đã giúp thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ. Đến nay, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 6 tháng đầu năm đạt 51,4 triệu người, cao hơn 0,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 6 tháng đầu là 68,3%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động quay trở lại chiều hướng tích cực, trong đó giảm lao động trong khu vực nông nghiệp và tăng lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ so với quý IV/2021.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết từ năm 2021 đến nay, đã có trên 727 nghìn lượt người sử dụng lao động và gần 50,8 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 nhận được hỗ trợ từ trung ương và các địa phương. Tổng kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ lên tới 83.786 tỷ đồng.
Huyền Diệu