Lần đầu tiên TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội khiến nhiều người dân không tránh khỏi sự bỡ ngỡ trước khung cảnh vắng vẻ lạ thường.
Chung sức chống dịch Covid-19
Từ 0h ngày 31/5, TP.HCM bước vào thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 15, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Ghi nhận của Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường trong buổi sáng ngày 31/5/2021, nhiều tuyến phố tại TP.HCM vắng vẻ khắc hẳn so với những ngày trước đây. Điều này khiến đa số người dân cảm thấy lạ lẫm.
Chị Trần Hoàn An, chủ quán cà phê gần ngã tư An Sương (quận 12, TP.HCM) chia sẻ, thực hiện theo lệnh giãn cách nên từ hôm nay chị chỉ bán mang về.
"Buổi sáng cũng có nhiều hỏi mua, đa phần muốn mua mang đi nhưng cũng có một số người muốn ngồi lại nghỉ ngơi. Tuy nhiên, yêu cầu này của khách hàng không được tôi chấp nhận vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đang diễn ra. Mọi người cần có ý thức, chung tay để đầy lùi đợt dịch lần này", chị An nói.
Bến xe An Sương là cửa ngõ của TP.HCM kết nối với các tỉnh miền Tây Nam Bộ cũng vắng vẻ trong buổi sáng ngày 31/5. Một số bảo vệ đang làm việc tại bến xe cho biết, trong chiều ngày 30/5, biết được TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội nên nhiều người đổ dồn về bến xe về quê nhưng đến sáng nay thì lác đác chỉ có vài người.
Các chuyến xe khách về các tỉnh miền Tây Nam Bộ ở bến xe An Sương và một số tuyến buýt đi đến quận Gò Vấp cũng dừng hoạt động nên lượng người ở bến xe An Sương cũng không còn đông đúc như những ngày trước đó.
Khu vực trung tâm quận 1, TP.HCM cũng bao trùm khung cảnh vắng vẻ, các con đường Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Du, phố đi bộ Nguyễn Huệ, Hàm Nghi... thưa thớt người qua lại.
Trong khi đó tại TP.Thủ Đức, đường Xa Lộ Hà Nội cũng trở nên thông thoáng. Nhiều quán ăn, cafe đóng cửa để phòng dịch, chỉ còn lại một số quán chỉ bán mang đi.
Giải đáp băn khoăn ở quận Gò Vấp
Tại quận Gò Vấp, nơi được coi là ổ dịch tại TP.HCM trong những ngày qua đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, phong tỏa theo nguyên tắc gia đình cách ly gia đình, khu phố cách ly khu phố, phường cách ly phường chứng kiến khung cảnh đường phố vắng hoe, các cửa hàng dịch vụ cũng tạm thời đóng cửa trong ngày đầu thực hiện cách ly.
Đúng 0h ngày 31/5, tại giao lộ Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng (giáp ranh giữa quận Gò Vấp và quận Bình Thạnh), lực lượng công an, dân phòng, dân quân tự vệ… đã mang hàng rào, chốt chặn lai khuc vực đường Phan Văn Trị, thực hiện việc kiểm soát phương tiện để thực hiện 15 ngày cách ly xã hội toàn quận Gò Vấp.
Đến khoảng 8h ngày 31/5, hàng rào này được tạm thời dỡ bỏ để người dân được đi vào trong khu vực nội thành. Mọi người được hướng dẫn đi thông qua địa bàn, không được dừng lại ở quận Gò Vấp. Việc đóng chốt, mở chốt tại đây lặp lại nhiều lần trong sáng 31/5.
Trao đổi qua điện thoại với Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường, chị Nguyễn Khả Hân (quê Bình Định) ở trọ trên đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp nói: "Biết địa bàn quận Gò Vấp thực hiện cách ly xã hội nên từ chiều qua tôi và nhiều người khác sống trong khu trọ đã chuẩn bị các nhu yếu phẩm cần thiết cho 15 ngày tới, hạn chế ra khỏi nhà đến mức tối đa. Công việc thì làm online ở nhà, không được tới cơ quan".
Chị Hân băn khoăn, trong thời gian thực hiện cách ly nếu thực phẩm bị thiếu hoặc có việc khẩn cấp không biết có được ra khỏi khu vực hay không? Các cửa hàng dịch vụ nhu yếu phẩm cũng không rõ có hoạt động, bán hàng mang về hay không?
Liên quan đến thắc mắc của chị Hân, ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp cho biết, trong hôm nay, quận Gò Vấp tạm thời cho người dân đi qua Gò Vấp bình thường nhưng phải khai báo y tế.
Hiện quận Gò Vấp đang họp với các cơ quan liên quan để rà soát lại toàn bộ quy định. Đồng thời đưa ra phương án thống nhất về việc kiểm soát người và phương tiện từ Gò Vấp đi các nơi khác và ngược lại để triển khai vào ngày mai (1/6).
Một số hình ảnh TP.HCM trong ngày đầu giãn cách xã hội:
Phạm Hồng Điệp không chỉ là một doanh nhân, nhà hoạt động môi trường, luật sư, chuyên gia về kinh tế... Anh còn là một nhà thơ với niềm dung dị mà rạo rực.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực...
Tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An đang diễn ra triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”. Đây là hoạt động văn hóa chào mừng Ngày Di sản hoá Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu.
Tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024. Ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị, cùng tham gia có 250 đại biểu trên địa bàn toàn tỉnh.
Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
Sáng 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
Ngày 26/11, Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) phối hợp với Tập đoàn KHD Humboldt Wedag (CHLB Đức) và Công ty Gamma Media tổ chức Hội thảo kỹ thuật xi măng - ACT Nov.2024 với chủ đề “Xi măng vượt ngoài carbon - Mở rộng các tiềm năng"
Sáng 25/11, UBND tỉnh Hải Dương phối hợp với Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cũng trong ngày, Đoàn công tác của Bộ TN&MT đã làm việc với UBND tỉnh Hải Dương về công tác quản lý đất đai.
Hàng loạt cơ sở sản xuất tại các làng nghề, cụm công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh vừa bị "tuýt còi" với một số vi phạm về môi trường, phòng cháy chữa cháy và xây dựng.
Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam, mặc dù được đánh giá tốc độ phục hồi không quá nhanh nhưng thị trường tiêu dùng bán lẻ đã bước đầu có những tín hiệu khả quan và dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong thời gian tới.
Theo Sở Công thương Hải Phòng, Tháng khuyến mại Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 2/12 đến 31/12/2024. Chương trình dự kiến thu hút 700 - 1.000 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia.
Phạm Hồng Điệp không chỉ là một doanh nhân, nhà hoạt động môi trường, luật sư, chuyên gia về kinh tế... Anh còn là một nhà thơ với niềm dung dị mà rạo rực.
Trong 10 tháng năm 2024, tổng giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt 2,53 tỷ USD, tăng 88% so với cùng kỳ 2023.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực...
Việc chuyển đổi mô hình khu công nghiệp truyền thống sang mô hình khu công nghiệp sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, cũng cho thấy các khó khăn cơ bản trong việc xây dựng hệ sinh thái công nghiệp.
Theo Bộ Tài chính, một số quốc gia trên thế giới đã sử dụng các công cụ thuế để tăng chi phí cho hành vi đầu cơ bất động sản và giảm sức hấp dẫn của việc này.
Sau khi sáp nhập tỉnh Bắc Ninh sẽ có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 4 huyện, 2 thị xã và 2 thành phố; 121 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 66 xã, 50 phường và 05 thị trấn (giảm 05 đơn vị hành chính cấp xã).
Đợt không khí lạnh khiến miền Bắc chìm trong rét đậm, khu vực núi cao có thể xuất hiện băng. Không khí lạnh cũng tác động làm cho mưa lũ ở miền Trung diễn biến phức tạp hơn.