Thứ bảy, 20/04/2024 10:01 (GMT+7)
Thứ hai, 29/11/2021 15:00 (GMT+7)

Những chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2021

Theo dõi KTMT trên

Chuyển thẻ ATM dạng từ sang dạng chip; Xe kinh doanh vận tải phải đổi sang biển màu vàng; Giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất trong nước trong 6 tháng... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong thánh 12/2021.

Giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất trong nước trong 6 tháng

Từ 1/12/2021, Nghị định 103/2021/NĐ-CP về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơmoóc được kéo bởi ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực thi hành.

Mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ôtô, rơmoóc hoặc sơ mi rơmoóc được kéo bởi ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022 bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định 20/2019/NĐ-CP và các Nghị quyết hiện hành của hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Những chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2021 - Ảnh 1

Đơn cử như theo Nghị định 20/2019/NĐ-CP thì mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ôtô chở người từ 9 chỗ trở xuống là 10%, nếu được giảm 50% thì mức thu lệ phí trước bạ sẽ giảm còn 5%.

Nghị định 103/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.

Tăng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi

Đây là nội dung được quy định tại Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, có hiệu lực từ ngày 12/12/2021.

Theo Quyết định, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một khách hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng (tăng 50 triệu đồng so với quy định cũ).

Đối với các khoản tiền gửi đã phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nhưng chưa được chi trả trước ngày 12/12/2021 thì hạn mức trả tiền bảo hiểm thực hiện theo quy định cũ.

Bắt buộc phải đổi thẻ từ ATM sang thẻ chip

Tại khoản 2 Điều 27a Thông tư 19/2016/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 22/2020/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu:

Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa”

Như vậy, từ ngày 31/12/2021, 100% thẻ ATM đang hoạt động tại Việt Nam phải là dạng thẻ chip, thay thế cho loại thẻ từ trước đây.

Những chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2021 - Ảnh 2

Cũng theo Thông tư 22, từ ngày 31/3/2021, các ngân hàng dừng phát hành thẻ từ ATM mà chỉ phát hành dạng thẻ chip.

Điều đó có nghĩa là, từ ngày 31/3/2021, người dân đi làm thẻ ATM đã được cấp thẻ chip, còn thẻ từ đã được cấp trước đó và đang sử dụng đến nay, thì cần phải đi đổi sang thẻ chip trước ngày 31/12/2021. 

Quy định mức thu tiền sử dụng khu vực biển

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 18/2021/TT-BTNMT quy định mức thu tiền sử dụng khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thông tư quy định mức thu tiền sử dụng khu vực biển trong vùng biển 6 hải lý và vùng biển liên vùng. Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm là 20.000 đồng/m3.
Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để làm cảng biển, cảng nổi, cảng dầu khí ngoài khơi và các cảng, bến khác; làm vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, luồng hàng hải chuyên dùng, các công trình phụ trợ khác; vùng nước phục vụ hoạt động của cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, xây dựng cảng tàu vận tải hành khách; vùng nước phục vụ hoạt động nhà hàng, khu dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao trên biển; khu neo đậu, trú nghỉ đêm của tàu thuyền du lịch; khai thác dầu khí; khai thác khoáng sản; trục vớt hiện vật, khảo cổ: 7.500.000 đồng/ha/năm.

Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để xây dựng cáp treo, các công trình nổi, ngầm, lấn biển, đảo nhân tạo, xây dựng dân dụng và các công trình khác trên biển; sử dụng khu vực biển để xây dựng hệ thống đường ống dẫn ngầm, lắp đặt cáp viễn thông, cáp điện; sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng cá; sử dụng khu vực biển để khai thác năng lượng gió, sóng thủy triều, dòng hải lưu và các hoạt động sử dụng khu vực biển khác: 7.500.000 đồng/ha/năm.

Đối với những hoạt động chưa có quy định mức thu tiền sử dụng khu vực biển theo quy định trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không thấp hơn 3.000.000 đồng/ha/năm và không cao hơn 7.500.000 đồng/ha/năm.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2021 và có hiệu lực thi hành đến hết ngày 30/3/2026.

Xe kinh doanh vận tải phải đổi sang biển số vàng

Xe đang hoạt động kinh doanh vận tải phải thực hiện đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen trước ngày 31/12/2021 thay vì nền màu trắng như trước đây.

Những chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2021 - Ảnh 3

Nội dung này được Bộ Công an nhấn mạnh tại Thông tư 58/2020/TT-BCA.

Những loại xe phải đổi sang biển số nền màu vàng bao gồm: Xe taxi; xe khách tuyến cố định (nội tỉnh, liên tỉnh); xe buýt tuyến cố định (nội tỉnh, liên tỉnh); xe chở khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định; xe chở khách du lịch. 
Nếu không thực hiện đổi sang biển số vàng trước ngày 31/12/2021, chủ xe sẽ bị phạt từ 02 - 04 triệu đồng nếu là cá nhân và từ 04 - 08 triệu đồng nếu là tổ chức do không chấp hành đúng quy định về biển số (theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP). 

Hà Lan (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Những chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2021. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .

Tin mới