Chủ nhật, 28/04/2024 07:54 (GMT+7)
Thứ năm, 27/10/2022 07:10 (GMT+7)

Nhật thực một phần lớn nhất thập kỷ cuối cùng trong năm 2022

Theo dõi KTMT trên

Nhật thực ngày 25/10 bắt đầu vào những thời điểm khác nhau tùy thuộc vào vị trí quan sát. Không chỉ là nhật thực cuối cùng trong năm 2022, sự kiện này còn là hiện tượng nhật thực một phần lớn nhất thập kỷ về số lượng người có thể nhìn thấy.

Hiện tượng nhật thực cuối cùng của năm nay diễn ra vào ngày 25/10 và có thể nhìn quan sát được từ Greenland, Iceland, hầu hết châu Âu, Bắc Phi, Tây Á và Trung Á. Nhật thực lần này sẽ kéo dài gần bốn giờ, bắt đầu từ 5 giờ sáng 25/10 theo miền Đông nước Mỹ, hay tương ứng với đầu giờ chiều cùng ngày ở phía Đông bán cầu.

Vì Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất không xếp thẳng hàng tuyệt đối nên sự kiện thiên văn ngày 25/10 sẽ là nhật thực một phần. Theo trang EarthSky, ở thời điểm nhật thực cực đại, khoảng 86% Mặt Trời sẽ bị che phủ, chỉ còn lộ ra một khoảng hình lưỡi liềm đỏ rực. Theo đó, người xem ở Nga đã nhìn thấy tới 86% Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất vào ngày 25/10. Tại Moscow, một ngôi sao trang trí trên đỉnh một tòa nhà lọt vào khung hình khi bóng của Mặt Trăng xuất hiện che Mặt Trời.

Nhật thực một phần lớn nhất thập kỷ cuối cùng trong năm 2022 - Ảnh 1
Nhật thực một phần được nhìn thấy phía trên bức tượng Tổng lãnh thiên thần Michael trên mái vòm của lâu đài Schwerin (Đức). (Ảnh: AFP)

Nhật thực ngày 25/10 bắt đầu vào những thời điểm khác nhau tùy thuộc vào vị trí quan sát, sớm nhất là vào lúc 8h58 ngày 25/10, sau đó đạt cực đại lúc 11h00 và kết thúc lúc 13h02 theo giờ phối hợp quốc tế (UTC), tức 15h58 - 18h - 20h02 theo giờ Hà Nội.

Đây là một sự kiện đặc biệt không chỉ vì nó là nhật thực cuối cùng trong năm 2022 mà còn là nhật thực một phần lớn nhất thập kỷ về số lượng người có thể nhìn thấy. Ước tính có tới 3,2 tỷ người sống tại những khu vực nằm trong đường đi của bóng Mặt Trăng, đó là khoảng 40% dân số thế giới.

Ngày 25/10, Mặt Trăng đang cách gần bốn ngày so với điểm cực cận với Trái Đất trong quỹ đạo quay 27 ngày của nó. Và do đó, trong thời gian xảy ra nhật thực, Mặt Trăng trông có vẻ lớn hơn bình thường một chút. Trong sự kiện nhật thực hôm 25/10, đường đi của bóng Mặt Trăng bắt đầu từ phần phía đông của Greenland và toàn bộ Iceland, sau đó quét qua hầu hết châu Âu (ngoại trừ Bồ Đào Nha và các phần phía tây/nam của Tây Ban Nha), đông bắc châu Phi và phần lớn phía Tây/Trung Á. 

Ấn Độ là quốc gia cuối cùng nhìn thấy nhật thực hôm 25/10 trước khi Mặt Trăng đi qua Mặt Trời hoàn toàn.

Theo chuyên gia Michael Kirk tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), tại thời điểm nhật thực cực đại, người quan sát có thể thấy phần hình lưỡi liềm của Mặt Trời không bị Mặt Trăng che phủ sẽ hướng lên trên.

Để giữ an toàn khi quan sát hiện tượng nhật thực, mọi người nên sử dụng kính bảo vệ mắt thích hợp, tránh nhìn trực tiếp hoặc qua ống nhòm. Đây sẽ là nhật thực một phần lần thứ 16 trong thế kỷ này và là lần thứ hai trong năm nay.

Người yêu thiên văn sẽ phải chờ đến ngày 20/4/2023 để chứng kiến lần nhật thực tiếp theo. Và hiện tượng đó có thể quan sát được từ Australia, Nam Cực và Đông Nam Á. Theo NASA, đây là một nhật thực hình khuyên, khiến Mặt Trăng được bao quanh bởi một vòng tròn lửa.

Ngoài ra, chỉ hai tuần sau nhật thực một phần 25/10, những người yêu thiên văn trên thế giới sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần vào ngày 8/11. Hiện tượng có thể được nhìn thấy từ Bắc Mỹ, một số phần của Nam Mỹ, Trung Á, Đông Á, Australia và New Zealand.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Nhật thực một phần lớn nhất thập kỷ cuối cùng trong năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Đáng chú ý sẽ nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam quyết tâm sản xuất hydrogen xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin mới