Thứ bảy, 05/04/2025 05:28 (GMT+7)
Thứ sáu, 27/12/2019 13:54 (GMT+7)

Chứng kiến hiện tượng nhật thực vòng tròn lửa siêu hiếm

Theo dõi KTMT trên

Nhật thực hình khuyên xuất hiện khi khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất không đủ gần để có thể che khuất hoàn toàn Mặt Trời, tạo ra 1 vòng tròn lửa trên bầu trời sẽ quan sát được bằng mắt thường.

Chứng kiến hiện tượng nhật thực vòng tròn lửa siêu hiếm - Ảnh 1
Hiện tượng nhật thực vòng tròn lửa trên bầu trời nhìn từ đảo Balut, tỉnh Saraggani, Mindanao của Philippines, ngày 26/12. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 26/12, người dân tại các quốc gia từ Saudi Arabia, Oman cho tới Ấn Độ và Singapore đã được quan sát hiện tượng nhật thực "vòng tròn lửa" siêu hiếm.

Nhật thực hình khuyên xuất hiện khi khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất không đủ gần để có thể che khuất hoàn toàn Mặt Trời, tạo ra một vòng tròn lửa trên bầu trời có thể quan sát được bằng mắt thường.

Dù có thể xuất hiện mỗi năm hoặc 2 năm một lần nhưng không nhiều nơi trên thế giới có thể quan sát được hiện tượng này.

Một khu vực chỉ có thể quan sát được hiện tượng này một lần trong nhiều thập kỷ.

Tùy thuộc vào điều kiện thời thiết, năm nay các quốc gia ở từ vùng Trung Đông tới Nam Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ được quan sát hiện tượng hiếm có này và điểm cuối cùng trên Trái Đất được chiêm ngưỡng nhật thực vòng tròn lửa là ở Bắc Thái Bình Dương.

Tại Singapore, hàng trăm nhà thiên văn học nghiệp dư, nhiếp ảnh gia đã chờ đợi để tận mắt chứng kiến hiện tượng được coi như chỉ có một trong đời này.

Ở miền Nam Ấn Độ, rất nhiều người đã tập trung tại các bãi biển ở Tamil Nadu để quan sát sự kiện.

Giới chức bang Odisha ở miền Đông thậm chí đã cho phép các nhân viên chính phủ, tòa án, trường học và đại học nghỉ một ngày để quan sát hiện tượng thiên nhiên thú vị này.

Ở thủ đô New Delhi về phía Bắc Ấn Độ, người dân cũng mong chờ được chứng kiến nhật thực vòng tròn lửa dù theo dự báo họ chỉ có thể quan sát một phần. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm và mây mù che khuất tầm nhìn đã khiến họ thất vọng.

Tại Indonesia, hàng trăm người tụ tập bên ngoài Đài thiên văn Jakarta để quan sát sự kiện này.

Đài thiên văn Jakarta cũng đã cung cấp cho người quan sát những cặp kính bảo vệ mắt để quan sát hiện tượng này tốt hơn.

Dự báo, hiện tượng nhật thực tiếp theo sẽ xuất hiện vào tháng 6/2020 và cũng chỉ có một số vùng từ châu Phi tới Bắc Á có thể quan sát được hiện tượng này.

Tròn một năm sau, tháng 6/2021, các khu vực từ Bắc Cực tới một số vùng của Canada, Greenland và vùng viễn Đông của Nga sẽ được quan sát hiện tượng này.

Bạn đang đọc bài viết Chứng kiến hiện tượng nhật thực vòng tròn lửa siêu hiếm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiên định với mục tiêu phát triển xanh
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh luôn thể hiện rõ quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nhưng gắn chặt với phát triển bền vững.
Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.

Tin mới