Thứ sáu, 22/11/2024 21:51 (GMT+7)
Thứ ba, 07/06/2022 08:49 (GMT+7)

Nhận diện, đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, phản động, thù địch trên không gian mạng

Theo dõi KTMT trên

Công nghệ phát triển từng ngày khiến môi trường số trở thành vùng đất lý tưởng cho các thế lực thù địch, phản động, các thành phần cơ hội chính trị chống phá Đảng, Nhà nước.

Nếu như trước kia, công nghệ và hạ tầng mạng chưa phát triển, các thế lực thù địch, phản động, phần tử chính trị cơ hội phải về Việt Nam hoạt động, tổ chức các cuộc gặp mặt, lôi kéo người dân thiếu hiểu biết vào tổ chức phản động, tổ chức nhân quyền... Lợi dụng thông tin thiếu kiểm chứng từ các vụ án để kích động người dân, gây hấn với chính quyền, từ đó mang tư tưởng nhân quyền để xoá bỏ vai trò, đường lối dẫn dắt và tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta. Chúng sử dụng các phương tiện như điện thoại, tờ rơi, sách in…để truyền bá những tư tưởng sai trái, lệch lạc về các tư tưởng của Đảng và vai trò lãnh đạo của Nhà nước, làm cho một bộ phận người dân chưa nắm vững các tư tưởng của Đảng vội tin vào các đối tượng này. 

Nhưng hiện nay, khi mà nền công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, mạng internet được phủ sóng tới khắp mọi nơi trên thế giới, một cá nhân với chiếc smartphone hoặc máy tính có kết nối mạng, họ có thể kết nối với hàng tỷ người trên thế giới. Vô hình chung không gian mạng đã trở thành một cánh tay đặc lực, một vùng đất lý tưởng cho các thế lực phản động, thù địch, các phần tử chính trị hoạt động, truyền bá và cung cấp tin đồn thất thiệt, những luận điểm sai trái, những video hình ảnh được cắt ghép nhằm bôi nhọ các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, bôi nhọ chính quyền, bôi nhọ các quyết sách, tư tưởng của Đảng và Nhà nước tới khắp mọi vùng miền của Tổ quốc ta.

Cho nên, việc nhanh chóng nhận diện, phát hiện để từ đó đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, phản động luôn là việc làm bức thiết, cấp bách của toàn Đảng, toàn Dân và cả hệ thống chính trị Việt Nam. Đây cũng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và trường kỳ của của Đảng và Nhà nước ta xuyên suốt qua các thời kỳ.

Trên môi trường mạng hiện nay, có rất nhiều các nền tảng đang được chúng sử dụng. Vậy nhận diện chúng trên môi trường mạng ở đâu, như thế nào?

Nhận diện

Thứ nhất, có thể nhận diện được nhanh chóng nhất là các đội tượng này lập những website có tên miền giả danh các chính khách tại Việt Nam đuôi .com, .org hoặc các tên miền dạng Blogspot, Wordpress…. Thường những website này được đăng mua tên miền ở nước ngoài, chúng sử dụng các server đặt tại nước ngoài, không chỉ 1 server mà nhiều server tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mục đích là để khi bị tấn công, kiểm soát, website của bọn chúng vẫn hoạt động được liên tục và không bị gián đoạn. Đồng thời, bọn chúng còn sử dụng hệ thống Content delivery Network (CDN). Đây là mạng lưới gồm nhiều server được triển khai tại nhiều Data center khác nhau. Mục tiêu của CDN là phục vụ User với tính sẵn sàng và ổn định cao để duy trì website liên tục, không bị gián đoạn trong bất kỳ trường hợp nào.

Khi truy cập các vào website này, chúng ta đều có thể thấy một mẫu số chung của các nội dung trong website là các tin tức không đúng sự thật về các cá nhân, tổ chức, các thông tin về kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước ta. Chúng cắt ghép các đoạn video, các câu nói của các chính khách phát biểu thành video mang nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước, tư tưởng chính trị gây hoang mang cho dư luận về cách điều hành đất nước của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, một loạt các thông tin chưa được kiểm chứng về các vụ bạo động, tranh chấp, án oan sai… 

Các bài viết trên các trang, blog của bọn chúng đa phần là các bài viết chắp vá, quy chụp về các sai phạm, đường lối quản lý, điều hành của Đảng và Nhà nước. Chúng đăng tải bài viết bày tỏ quan điểm, sặc mùi hằn học, kích động với những gì mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang làm cho đất nước. Chúng bỏ qua những thành tựu kinh tế - văn hoá - xã hội đã đạt được. Mọi mục tiêu của chúng đều moi móc, bới lông tìm vết những sai phạm của các cá nhân và tập thể để mang ra bôi nhọ.

Thứ hai, mạng xã hội ngày càng phát triển không ngừng. Chúng ta có thể thấy có rất nhiều các trang mạng xã hội đang hoạt động và phát triển mạnh mẽ như: Facebook, Instagram, Linkedin, Twitter…. Đặc trưng của mạng xã hội là không giới hạn quốc gia, vùng miền, văn hoá, vị trí địa lý. Khi một cá nhân lên mạng xã hội, họ có quyền được nói, được chia sẻ, được cởi mở, được bày tỏ các quan điểm của mình.

Nhận diện, đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, phản động, thù địch trên không gian mạng - Ảnh 1

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền con người cũng đã nêu rõ: Quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc mà Người còn bàn tới quyền làm chủ, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, quyền cư trú, quyền công dân, quyền hôn nhân và xây dựng gia đình, quyền sỡ hữu tài sản, quyền tư do tư tưởng, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.”.

Lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam đã và đang phát huy rất đúng đắn tư tưởng và quan điểm của Bác trong đường lối lãnh đạo. Nhưng cũng chính phần tử phản động đã lợi dụng quan điểm này để mang lên không gian mạng nhằm mục đích xấu. Lợi dụng vào sự bình đẳng và tính cởi mở khi hoạt động trên không gian mạng, lợi dụng vào việc tự do ngôn luận trên các trang mạng xã hội. Các thế lực thù địch, phản động, các thành phần cơ hội chính trị đã tung các chiêu bài là lập trang (Fanpage) và các nhóm (group) kín trên facebook với tên gọi sặc mùi phản động, dễ lôi kéo người dùng.

Mới đầu, chúng đăng tải các thông tin trung lập, các sự kiện nóng của đất nước, các xu hướng (trend) của xã hội để lôi kéo người dùng, khi đã đủ lượng người dùng mong muốn, chúng bắt đầu đăng tải các thông tin theo kiểu dư luận viên, bày tỏ quan điểm, gợi mở vấn đề để người dùng vào tranh luận. Chúng khơi gợi sự tò mò của người dùng về cái gọi là sự thật. Bằng các nghiệp vụ về đưa tin, chúng cắt ghép, lồng các thông tin sai sự thật, không được kiểm chứng thành các bài post, các bình luận (comment) để tung hoả mù, gây nhiễu loạn trong việc kiểm chứng lại thông tin của người dùng. Từ đó, người dùng tin vào các hội nhóm của phần tử phản động, bọn chúng rất dễ để kích động chính trị, hướng dẫn người dùng chia sẻ (share) các thông tin phản động để kích động thêm nhiều người dùng khác. Ngoài các tin bài, chúng còn sử dụng các video được cắt ghép, đăng tải lên mạng Youtube. Chúng tìm mọi cách để giật title, để tăng view, để các video này lên xu hướng (trendding) tìm kiếm của người dùng. Tất cả đều chung một mục đích và truyền bá những quan điểm, luận điệu sai trái về đường lối lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.

Thứ ba, các đối tượng là sử dụng các ứng dụng nói chuyện trực tuyến: Zalo, Telegram, Viber, Whatsap… để thành lập các nhóm kín với các tên sặc mùi phản động để người dùng dễ tìm kiếm (search), dẫn đến tò mò và gia nhập nhóm kín theo dõi. Tất cả các hội nhóm này, các thành viên đều là những cá nhân, tổ chức có định kiến với xã hội, chính phủ Việt Nam hiện tại. Chúng không chấp nhận những chỉ đạo, quyết sách của Đảng và nhà nước đang đúng đắn, hợp thời. Chúng không chấp nhận các thành tựu về kinh tế - văn hoá - xã hội mà đất nước ta đã đạt được trong thời gian vừa qua. Chúng thành lập các hội nhóm núp dưới việc mang trong mình nhiệm vụ cao cả: Bảo vệ môi trường, bảo vệ nhân quyền, nhưng thực chất trong đó, các thành phần phản động này định hướng lại dư luận, tập hợp, lôi kéo mọi người tham gia và nhân cơ hội đó, tuyên truyền và cài cắm những luận điệu xuyên tạc về Đảng và nhà nước.

Giải pháp để đấu tranh và phản bác các luận điệu xuyên tạc, phản động

Trước tiên, chúng ta cần có hệ thống rà soát, quét các nội dung tiêu cực. Dữ liệu internet là một dữ liệu rất lớn và vô tận. Có hàng triệu các nhà cung cấp tên miền, các nhà cung cấp hosting, server trên toàn thế giới. Việc đăng ký tên miền, hosting hiện nay cực kì đơn giản. Ngay cả các blog như Blogspot hay Wordpress cũng được sử dụng miễn phí (free) khiến cho việc đăng ký, sử dụng các website này rất nhanh và hầu như không tốn chi phí cho việc tạo dựng. Chính vì thế, một ngày, lượng thông tin được đăng tải lên trên không gian mạng là một con số vượt ngoài tưởng tượng. Chúng ta cần xác định phương hướng, mục tiêu là cần có một hệ thống để rà soát, quét các nội dung tiêu cực (hệ thống monitor). Từ đó, khi có bất kỳ các nội dung nào được đang tải tại Việt Nam hay toàn thế giới, hệ thống của chúng ta sẽ quét được các nội dung đó.

Sau đó, chúng ta tổng hợp, phân tích và đánh giá các nội dung được đăng tải. Tập hợp thành một kho dữ liệu để đưa ra các phương án xử lý khác nhau, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, vị trí, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Nhận diện, đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, phản động, thù địch trên không gian mạng - Ảnh 2

Thứ hai, chúng ta cần kiểm duyệt chặt chẽ các nội dung xuất phát từ IP tại Việt Nam trong việc đăng tải các thông tin lên mạng xã hội. Các từ khoá hoặc nội dung cần quan tâm sẽ được chuyển qua 1 phần mềm quét, đọc và hiểu nội dung truyền tải. Các nội dung mang yếu tố kích động, bôi nhọ, cắt ghép, làm trái sẽ bị gắn cờ vi phạm chính sách cộng đồng để kịp thời ngăn chặn, gỡ bỏ các tư tưởng, nội dung chống phá, thù địch của các tổ chức chính trị, các thành phần phản động.

Thứ ba, thành lập các trang thông tin chính thức tại Việt Nam trên nhiều nền tảng khác nhau để thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, đăng tải các chỉ đạo của Đảng trong quá trình vận hành đất nước. Các thành tựu về kinh tế - văn hoá - xã hội cũng cần được đăng tải rộng khắp để người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế thấy được những chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã góp phần mang lại những thành tựu trên.

Đồng thời, cũng cần thu thập các dữ liệu một cách thường xuyên để phân tích, đánh giá, bóc tách các tư tưởng phản động. Từ đó, các trang thông tin chính thức tại Việt Nam đăng tải, phản biện lại ngay lập tức các luồng tư tưởng đi ngược lại chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

Thứ tư, trong những hội nhóm kín, cần có những biện pháp nghiệm vụ để ngăn chặn từ trong nội bộ nhóm kín, tránh gây kích động, hoang mang cho các thành viên trong nhóm. Tránh mọi hoạt động kích động phản động nhằm xoá bỏ vai trò, đường lối và tư tưởng của Đảng nhằm mục đích chuyển hoá chính trị, khủng bố, chống phá Đảng và nhà nước ta.

Thứ năm, có một chế tài phân loại các ứng dụng, mạng xã hội. Chúng ta cần phối hợp với các tổ chức quản lý các ứng dụng, mạng xã hội đặt tại Việt nam. Phân loại thứ hạng, lượt tìm kiếm, từ khoá tìm kiếm trên các dải IP ở Việt Nam, để ngăn chặn việc tìm kiếm và hiển thị các trang web đen, blog phản động, chống phá chính quyền.

Thứ sáu, thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo để nâng cao bản lĩnh chính trị, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước cho các Đảng viên, toàn bộ cán bộ công nhân viên trong giới chức. Mỗi một Đảng viên góp một tiếng nói chính nghĩa sẽ đập tan mọi âm mưu thù địch, chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Mạnh Quân

Bạn đang đọc bài viết Nhận diện, đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, phản động, thù địch trên không gian mạng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chính phủ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tin mới