Người bệnh viêm gan B nên ăn gì và tránh ăn gì?
Bệnh viêm gan B một khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe, thậm chí còn đe dọa sự sống. Vậy có cách nào để làm giảm triệu chứng viêm gan B không?
Người mắc căn bệnh này thường xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, cúm nhẹ, mệt mỏi, cảm giác khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, đau cơ, nôn mửa, đau bụng nhẹ… Một số mẹo nhỏ sau đây có thể giúp giảm bớt những dấu hiệu viêm gan B này.
Nhai vài tép tỏi sống mỗi ngày sẽ giúp tạo lá chắn bảo vệ gan vì đây là loại củ rất giàu chất chuyển hóa và acid amin có tác dụng tiêu diệt virus viêm gan B.
Uống nước ép gừng hoặc trà gừng mỗi ngày sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình hồi phục cho người mắc bệnh viêm gan B. Có thể thực hiện điều này sau mỗi bữa ăn hàng ngày.
Củ dền có rất nhiều dưỡng chất hữu ích đối với người bị viêm gan B như: sắt, acid folic, kali, canxi, mangan, đồng và các loại vitamin A, B, C. Những khoáng chất này sẽ giúp đẩy nhanh sự tái sinh của các tế bào bị hư hại trong gan, giảm triệu chứng viêm gan B sưng và đau. Việc này sẽ khiến người bệnh hồi phục nhanh hơn. Không những thế, củ dền còn cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể và giúp giải độc gan hiệu quả. Để có được hiệu quả này, mỗi ngày bạn nên uống 2 ly nước ép củ dền.
Với đặc tính kháng virus và chống oxy hóa cao, cam thảo sẽ giúp tiêu diệt mầm bệnh viêm gan siêu vi B, từ đó giúp người bệnh mau chóng hồi phục. Mỗi ngày bạn chỉ cần nhai cam thảo từ 2-3 lần.
Củ nghệ bảo vệ gan khỏi nhiễm độc và đảm bảo gan hoạt động đúng cách. Không những thế, chất chống ô xy hóa của củ nghệ còn giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gan. Vì thế, ăn nghệ mỗi ngày sẽ giúp ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở của virus trong cơ thể. Cách đơn giản nhất là thêm bột nghệ vào thực phẩm mỗi khi nấu ăn.
Người bị viêm gan B, cần bổ sung các loại vitamin bằng các loại rau, quả giàu vitamin trong các bữa ăn. Không nên ăn các loại thức ăn có nhiều dầu, mỡ, các món ăn chiên rán - Ảnh minh họa. |
Ngoài ra, quả chanh cũng được xem là phương pháp điều trị viêm gan B hữu hiệu, vì thế mỗi ngày nên uống nước chanh vài lần để giảm triệu chứng buồn nôn, có được cảm giác ngon miệng.
Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua...; Giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; Kiêng tuyệt đối rượu bia; Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Khi chế biến thực phẩm cần nấu kỹ, dễ ăn và dễ tiêu hóa, ăn nhiều bữa trong ngày. Hạn chế các thực phẩm quá bổ dưỡng, nên ăn ít thịt.
Các thực phẩm chính thích hợp với bệnh nhân viêm gan là bột mì, gạo tẻ, đậu tương, đậu đen, đậu xanh,… nhằm duy trì năng lượng cần thiết (cách chế biến có thể làm nấu nhừ, hoặc xay nhuyễn…).
Cần bổ sung các loại vitamin bằng các loại rau, quả giàu vitamin trong các bữa ăn như: Bầu, bí, cà chua, bắp cải, cam, quýt, táo...
Không nên ăn các loại thức ăn có nhiều dầu, mỡ, các món ăn chiên rán và các loại hạt nhiều chất béo như lạc, vừng... các thực phẩm này gây trở ngại đến quá trình chuyển hóa chất béo, làm tích mỡ trong gan.
Hạn chế ăn các món cay dễ kích thích như ớt, hồ tiêu, bột cải, tỏi, gừng; Không uống rượu, bia vì đồ uống có cồn.
Nguyễn Hạnh