Thứ bảy, 27/04/2024 06:52 (GMT+7)
Thứ tư, 09/02/2022 18:00 (GMT+7)

Ngay đầu năm 2022, Lạng Sơn trở thành điểm nóng thu hút đầu tư

Theo dõi KTMT trên

Đầu năm 2022, Lạng Sơn đang đón nhận loạt doanh nghiệp lớn "đổ bộ" xin làm điện gió, xây dựng khu đô thị và công nghiệp.

Vừa qua, Công ty BayWar.e. Wind Projects Việt Nam (Đức) đã được UBND tỉnh Lạng Sơn chấp thuận việc thực hiện khảo sát, nghiên cứu, bổ sung quy hoạch 3 dự án điện gió Lộc Bình, Cao Lộc và Văn Quan từ quý III/2020 có tổng công suất 240 MW, dự kiến tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng. Công ty này đặt mục tiêu có thể bắt đầu xây dựng dự án vào năm 2023 và vận hành 3 nhà máy điện gió trên vào năm 2025 theo kế hoạch.

Song song đó, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 (EVNPECC1) đề xuất nghiên cứu quy hoạch điện lực của tỉnh (gồm các hợp phần: Quy hoạch nguồn thủy điện, năng lượng tái tạo và quy hoạch lưới điện truyền tải).

Ngay đầu năm 2022, Lạng Sơn trở thành điểm nóng thu hút đầu tư - Ảnh 1
Lạng Sơn đang đón nhận loạt doanh nghiệp lớn "đổ bộ" xin làm điện gió.

EVNPECC1 cho biết, bản quy hoạch điện lực tỉnh Lạng Sơn đồng thời sẽ phù hợp với định hướng của Quy hoạch điện lực quốc gia và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030 và dài hạn. Từ năm 2017 tới nay, EVNPECC1 đã tư vấn xây dựng 103 dự án nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện rác và điện sinh khối với tổng công suất lắp đặt lên tới 6.500 MW).

Tập đoàn Trung Nam là doanh nghiệp có tiếng về phát triển điện gió ở Việt Nam, cũng đề nghị được khảo sát tại Lạng Sơn để đầu tư. Tại 2 khu vực huyện Đình Lập, Lộc Bình và Văn Quan, tập đoàn này xin tỉnh Lạng Sơn chấp thuận cho phép nghiên cứu, khảo sát tiếp cận để đề xuất bổ sung quy hoạch điện lực dự án điện gió quy mô 200 MW, tổng mức đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng.

Nghiên cứu khảo sát sơ bộ trên địa bàn tỉnh cho thấy, Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng Europlast cũng nhận thấy khu vực xã Bắc Ái, huyện Trảng Định và xã Hoa Thám, huyện Bình Gia; Xã Thụy Hùng, xã Bảo Lân và xã Thạch Dạn, huyện Cao Lộc có tiềm năng điện gió. Do đó, công ty đề nghị được khảo sát đầu tư hai dự án trên địa bàn Lạng Sơn là nhà máy điện gió Tràng Định và Cao Lộc 3.

Mặt khác, Tập đoàn Hà Đô đang xin chấp thuận chủ trương nghiên cứu, khảo sát đầu tư 3 dự án nhà điện gió Bắc Lãng tại huyện Đình Lập (diện tích khoảng 2.300 ha, công suất 100 MW), điện gió Lộc Bình tại huyện Lộc Bình (4.000 ha, 100 MW) và điện gió Bình Gia tại huyện Văn Lãng (3.700 ha, 80 MW). Mức đầu tư và thời gian triển khai chưa được Hà Đô đề cập cụ thể.

Công ty Cổ phần Năng lượng An Xuân thì đề xuất đầu tư dự án điện gió Đình Lập 3 giá trị hơn 18.200 tỷ đồng. Với công suất 528 MW, sản lượng điện hàng năm 1.619 triệu kWh, diện tích chiếm đất khoảng 97 ha tại huyện Đình Lập, Công ty dự kiến sẽ hoàn thành dự án với cơ cấu vốn 20% tự có, còn lại là vay thương mại.

Ngay đầu năm 2022, Lạng Sơn trở thành điểm nóng thu hút đầu tư - Ảnh 2
Lạng Sơn thu hút đầu tư lĩnh vực điện gió.

Ở lĩnh vực phát triển nhà ở, Danko Group là cái tên đầu tiên "đổ bộ" về Lạng Sơn từ tháng 1/2022. Tập đoàn này đề xuất được tài trợ kinh phí khảo sát, lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho 2 dự án (quy mô hơn 110 ha) tại huyện Cao Lộc gồm: Khu đô thị mới Cao Lộc (khoảng 26 ha) và khu đô thị và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Phai Luông (khoảng 98 ha).

Sau khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt, Danko group đề xuất được tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định pháp luật.

Dựa trên tiềm năng có sẵn của huyện Hữu Lũng, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển Trường cũng An đề xuất nghiên cứu lập quy hoạch và làm chủ đầu tư dự án 2 cụm công nghiệp (Hồ Sơn 1, Hồ Sơn 2) quy mô khoảng 150 ha (tại các xã Cai Kinh, Tân Thành và Hồ Sơn thuộc huyện Hữu Lũng).

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Ngay đầu năm 2022, Lạng Sơn trở thành điểm nóng thu hút đầu tư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Đáng chú ý sẽ nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam quyết tâm sản xuất hydrogen xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin mới