Ngành xây dựng 'xanh' hơn với vật liệu bền vững
Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Bằng việc sử dụng các loại vật liệu có sẵn trong tự nhiên sẽ giảm được công đoạn chế biến và xử lý, tiến gần hơn đến mục tiêu phát triển bền vững.
Ngành xây dựng với những tác hại đến môi trường
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, ngành xây dựng góp tới 23% ô nhiễm không khí, 50% thay đổi khí hậu, 40% ô nhiễm nước uống và 50% chất thải chôn lấp. Trong nghiên cứu riêng biệt của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC), ngành xây dựng chiếm 40% mức sử dụng năng lượng trên toàn thế giới, với ước tính đến năm 2030 lượng khí thải từ các tòa nhà thương mại sẽ tăng 1,8%.
Hơn nữa, hoạt động xây dựng có thể thay đổi đáng kể bề mặt của một vùng đất do phần lớn là dọn sạch thảm thực vật và khai quật, vốn phổ biến trong nhiều dự án xây dựng. Theo cơ quan này, kết quả có nghĩa là môi trường xung quanh có thể bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là các hồ nước xung quanh, nơi đã trải qua sự gia tăng ô nhiễm do các dự án xây dựng khác nhau trong các năm gần đây.
Ngoài ra, nghiên cứu của Kleiwerks nói rằng vật liệu xây dựng, chẳng hạn như bê tông, nhôm và thép, chịu trách nhiệm trực tiếp cho lượng phát thải CO2 lớn của Hồi do hàm lượng cao của hàm lượng năng lượng được thể hiện trong nhà, với 9,8 triệu tấn CO2 được tạo ra từ sản xuất 76 triệu tấn bê tông thành phẩm tại Mỹ.
Ở Anh, các con số này đã không được chú ý, với việc xuất bản Hướng dẫn xanh, công trình của Oxford Brookes và ngành xây dựng Vương quốc Anh, đưa ra cách các công ty xây dựng có thể sử dụng vật liệu để giúp môi trường. Sau khi công bố hướng dẫn, 230.000 dự án xây dựng đã cải thiện vị thế môi trường của họ, với hơn một triệu công ty xây dựng đang chờ chứng nhận trên toàn thế giới, theo cơ quan này.
Tại Mỹ, EPA giám sát việc bảo vệ môi trường và có một số quy tắc và quy định để đảm bảo ngành xây dựng có thể giảm tác động tiêu cực đến khí hậu.
Vật liệu xanh giúp công trình bền vững hơn
Tại Việt Nam, một số chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ, thử nghiệm trong lĩnh vực phát triển vật liệu xây dựng cho vùng ven biển, hải đảo được nghiên cứu sử dụng các phụ gia, chất thải công nghiệp để đưa vào sản xuất vật liệu xây dựng, thay thế nguyên liệu, khoáng sản truyền thống như đá, cát, sỏi….
Việc thúc đẩy sản xuất và sử dụng vật liệu không nung, tái sử dụng, xử lý tro xỉ các nhà máy nhiệt điện, gang thép, phân bón để làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp, làm đường giao thông cũng góp phần tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.
Hiện các dự án sản xuất vật liệu xây dựng được đầu tư mới theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, mức độ cơ giới hóa, tự động hóa ngày càng cao, sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, sản xuất ra nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường.
Một số lĩnh vực như sản xuất xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, kính tiết kiệm năng lượng đã đầu tư áp dụng các công nghệ sản xuất ngang tầm với nhiều nước phát triển trên thế giới. Hiện ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng được gắn nhãn xanh, thân thiện môi trường, cơ bản đã loại bỏ, chuyển đổi công nghệ cũ, lạc hậu.
Đá.
Nghĩ tới việc xây nhà, bạn nghĩ ngay đến những viên gạch đất nung vuông vắn hoặc những khối bê-tông đúc sẵn rất tiện lợi. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng những viên đá sẵn có tại địa phương, bạn hoàn toàn có thể xây cho mình một ngôi nhà độc đáo, xinh xắn, hơn nữa lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Các bức tường bằng đá hấp thụ nhiệt tốt; điều này có nghĩa rằng, khi thời tiết bên ngoài nóng bức, nó sẽ hấp thụ bớt lượng nhiệt này và giữ cho không khí trong nhà dễ chịu hơn bên ngoài; ngược lại, vào mùa đông, nó dùng cơ chế hấp nhiệt tương tự để hấp thu nhiệt từ bên ngoài và “sưởi” cho không gian bên trong được ấm áp.
Đây là loại vật liệu thích hợp dùng ở các vùng sa mạc nơi có sự khác biệt nhiệt lượng rất lớn giữa ngày và đêm. Loại vật liệu này nếu được sử dụng hợp lý sẽ là một giải pháp kinh tế cho việc điều hòa nhiệt độ vì căn nhà có thể tự sưởi ấm hay làm mát mà không cần đến lò sưởi hay máy lạnh. nó giúp giảm lượng năng lượng dùng cho việc sưởi ấm/làm mát trong nhà.
Rơm.
Những kiện rơm được nén chặt là loại vật liệu xây dựng vô cùng chắc chắn và bền vững. Chúng được dùng như những khối để xây dựng kết cấu nhà, hay dùng như lớp cách nhiệt. Những bức tường dày xây bằng rơm này có tác dụng cách nhiệt tuyệt vời, mang lại hiệu quả năng lượng cao hơn khoảng 75% so với tường xây dựng kiểu truyền thống.
Trái với suy nghĩ của bạn cho rằng những căn nhà xây bằng rơm là mối hiểm họa hỏa hoạn, chúng có khả năng chống chọi với lửa cao gấp 2 lần so với các loại nhà thông thường vì những kiện rơm được nén rất chặt không chừa chỗ cho khí oxy lọt vào trong, và vì thế đây là loại vật liệu rất khó bốc cháy.
Tre
Việc sử dụng tre làm vật liệu trang trí từ lâu đã rất được ưa chuộng, và hiện nay, xu hướng sử dụng sàn nhà làm từ tre đang rất được ưa chuộng tại Mỹ. Ở Châu Á và Nam Mỹ, người ta thường dùng các loại gỗ để làm nhà, và tre là một loại gỗ vô cùng chắc khỏe, khỏe đến mức mà người ta đã dùng nó để làm đường cao tốc và xây dựng những chiếc cầu.
Đây còn là nguồn nguyên vật liệu có thể tái chế vì tre là một trong những loài có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất. Vòng đời của nó ngắn hơn rất nhiều so với các loại cây gỗ, và việc thu hoạch không làm ảnh hưởng đến bộ rễ, vì vậy nó có thể tiếp tục sinh sôi nhanh chóng. Để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất, tre phải được xử lý qua hóa chất để biến nó thành vật liệu chống thấm nước và chống mối mọt.
Ngoài ra việc xây cất bằng loại vật liệu này đòi hỏi các kỹ thuật và phương pháp khác với các phương pháp xây dựng thông thường. Tuy nhiên, đây là loại vật liệu vô cùng dẻo dai và linh hoạt, có độ bền cực kỳ cao.
Gỗ thừa.
Các khúc gỗ thừa thay vì làm củi đốt cũng có thể dùng làm một loại vật liệu xây dựng vừa độc đáo vừa chắc chắn. Để có loại vật liệu này, bạn có thể hỏi mua tại các xưởng cưa, các cửa hàng chế tác đồ nội thất gỗ, hoặc dùng những thân cây đã chết. Các khúc gỗ được cắt lại thành những đoạn có chiều dài bằng nhau, được kết nối với nhau bằng vữa, có thể là vữa làm bằng xi-măng, hoặc đất sét.
Đây là loại vật liệu xây dựng vừa có tính cách nhiệt tốt lại vừa có tính hấp thụ nhiệt tốt. Các khúc gỗ có chức năng cách nhiệt, giữ cho không gian trong nhà ấm áp; còn lớp vữa lại có khả năng hấp thụ và tản nhiệt cho ngôi nhà. Sau một thời gian xây dựng, gỗ có thể co hoặc giãn và làm nứt lớp vữa, nhưng hãy yên tâm vì bạn hoàn toàn có thể khắc phục sự cố này bằng cách trét lại vữa lên chỗ bị nứt.
Tăng hiệu ứng khí thải nhà kính, tăng sự kết tụ khí CO2 trong bầu khí quyển... từ đó góp phần làm trái đất ngày một nóng lên, công trình xây dựng có những ảnh hưởng to lớn đến môi trường mà không phải bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể hiểu rõ.
Các nhà nghiên cứu môi trường đã chỉ ra, trong vòng 15 năm trở lại đây, các công trình xây dựng góp phần làm tăng 20% hiệu ứng khí thải nhà kính trên toàn cầu. Trên thực tế, trong khi các ngành công nghiệp và nông nghiệp đã cho thấy sự cải thiện bằng cách giảm 22% và 10% khí thải thì khí thải từ các công trình xây dựng lại tăng thêm 22%, chỉ kém ngành giao thông vận tải với chỉ số 23%. Đó quả thực là một con số đáng lo ngại.
Nguyễn Linh(T/h)