Thứ sáu, 22/11/2024 07:40 (GMT+7)
Chủ nhật, 19/07/2020 13:00 (GMT+7)

Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi KTMT trên

Để củng cố lực lượng phòng chống thiên tai từ cơ sở, Trung tâm Chính sách Kỹ thuật Phòng chống thiên tai (PCTT) – Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực PCTT trong xây dựng nông thôn mới cho lực lượng xung kích PCTT tại xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Thời gian qua, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp tỉnh Đồng Tháp đã chú trọng công tác xây dựng, củng cố lực lượng xung kích phòng chống thiên tai thông qua việc triển khai thực hiện tinh thần Công văn 108/TWphòng chống thiên tai-VP ngày 31/3/2020 của Văn phòng thường trực BCĐTW về phòng chống thiên tai và hướng dẫn tại Quyết định 08/TWphòng chống thiên tai của BCĐTW phòng chống thiên tai về tổ chức xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

6.400 hộ dân đang sống trong vành đai có nguy cơ sạt lở

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có mưa vừa đến mưa to, dông lốc, gió mạnh. Đặc biệt xảy ra trong tháng 4, 5/2020 gây thiệt hại lớn về tài sản (sập 03 căn nhà, tốc mái 25 căn, ước tổng giá trị thiệt hại khoảng 810 triệu đồng).

Sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu xảy ra tại 16 xã, phường, thị trấn của 04 huyện, thị xã, thành phố: Huyện Thanh Bình, Cao Lãnh, Hồng Ngự và TP.Cao Lãnh, với chiều dài sạt lở 29,3 km, diện tích sạt lở 3,06 ha. Sạt lở bờ sông gây mất an toàn cho đời sống người dân trên địa bàn tỉnh. Ước giá trị thiệt hại khoảng 6,856 tỉ đồng.

Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới - Ảnh 1
Sạt lở bờ sông Nha Mân (Đồng Tháp). (Ảnh: TD)

Qua kiểm tra thực tế, trên toàn tỉnh Đồng Tháp có tổng số 6.400 hộ đang sinh sống trong vành đai có nguy cơ sạt lở, cần phải di dời đến nơi ở mới an toàn. Trong đó, 3.915 hộ dân đang sinh sống trong vành đai sạt lở, cự ly từ mé bờ sông trở vào 30m; 2.485 hộ dân đang sinh sống trong vành đai sạt lở, cự ly từ 30 - 60m. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã vận động và hỗ trợ 59 hộ vùng sạt lở nguy hiểm di dời đến nơi an toàn.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tình trạng sạt lở xảy ra nhiều hơn ở một số sông, kênh rạch nội đồng gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Trong 6 tháng đầu năm 2020 sạt lở nội đồng xảy ra tại 12 xã, phường, thị trấn của 05 huyện (Cao Lãnh, Thanh Bình, Châu Thành, Lai Vung, Hồng Ngự) với tổng chiều dài 947 m, diện tích mất đất 4.090 m2, ảnh hưởng trực tiếp tới 07 hộ dân, ước thiệt hại khoảng 1.376 triệu đồng.

Củng cố đội xung kích Phòng chống thiên tai cấp xã

Thực hiện nội dung tiêu chí “Bảo đảm đủ đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ” trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp sử dụng lực lượng dân quân tư vệ làm nòng cốt, xung kích trong chủ động, ứng phó, khắc phục hậu quả khi có tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn.

Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh đã ban hành Công văn số 22/BĐKH phòng chống thiên tai ngày 17/4/2020 triển khai Quyết định ban hành hướng dẫn xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang hoàn chỉnh việc xây dựng, cũng cố và kiện toàn lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

Trong đó, Ban Chỉ đạo tỉnh chọn xã Tân Quới, huyện Thanh Bình tham gia thực hiện mô hình thí điểm tiêu chí “Bảo đảm đủ đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ” trong xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, UBND xã Tân Quới, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đã hoàn thành việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện phục vụ phòng chống thiên tai tại chỗ với phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn xã; khảo sát, đánh giá việc xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo từng cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn xã; xây dựng Trạm quan trắc mực nước tự động, thủy chí và cấp báo động lũ; xây dựng và lắp đặt trạm cảnh báo sớm dông sét…

Được biết, chương trình tập huấn đã truyền đạt, hướng dẫn cho học viên các nội dung cơ bản và nhiệm vụ cần triển khai thực hiện trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai về: Mô hình lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã; các hoạt động chính trong giai đoạn phòng ngừa; một số kỹ năng chuẩn bị ứng phó thiên tai; thực hành vẽ sơ họa bản đồ rủi ro thiên tai; một số hoạt động cơ bản trong khắc phục hậu quả thiên tai; hướng dẫn kỹ năng chằng chống nhà cửa khi có bão; hướng dẫn kỹ năng gia cố, kê kích nhà cửa, bảo vệ an toàn lồng bè, diện tích nuôi trồng thủy sản; giới thiệu ứng dụng APP phòng chống thiên tai và trang thông tin phòng chống thiên tai; một số kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản…

Tuyết Chinh

Bạn đang đọc bài viết Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.