Thứ năm, 03/04/2025 09:05 (GMT+7)
Thứ hai, 29/03/2021 15:06 (GMT+7)

Nam Định: Phế thải xây dựng tràn lan bờ sông Đáy

Theo dõi KTMT trên

Vài tháng trở lại đây, nhiều người dân sinh sống gần đê sông Đáy đoạn qua khu vực xã Yên Khang, huyện Ý Yên (Nam Định) khá bức xúc khi có nhiều xe vận chuyển về đây tập kết, đổ tràn lan ngoài đê và ngay sát bờ sông.

Nam Định: Phế thải xây dựng tràn lan bờ sông Đáy - Ảnh 1
Khu vực đê tả sông Đáy đoạn qua xã Yên Khang, huyện Ý Yên nhiều tháng qua đang phải "oằn mình" gánh một khối lượng đất, đá thải cùng phế thải xây dựng với khối lượng không hề nhỏ từ các nơi đổ về.
Nam Định: Phế thải xây dựng tràn lan bờ sông Đáy - Ảnh 2
Theo nhiều người dân tại đây thì các xe chở đất, đá, vật liệu thải thường chở đến lúc chiều tối hoặc tờ mờ sáng, vị trí đổ thường là khu vực sát bờ sông Đáy có địa hình bằng phẳng và cách khá xa khu dân cư.
Nam Định: Phế thải xây dựng tràn lan bờ sông Đáy - Ảnh 3
Không chỉ đất, đá mà kể cả rác thải và các trụ, cột bê tông còn nguyên lõi thép cũng được đổ hết về bờ sông Đáy, việc này không chỉ làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước mà còn ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thoát lũ khi mùa mưa bão đến.
Nam Định: Phế thải xây dựng tràn lan bờ sông Đáy - Ảnh 4
Những đống đất, đá thải cao cả chục mét vẫn vô tư án ngữ sát chân đê cả vài tháng qua nhưng tuyệt nhiên chưa thấy chính quyền địa phương và cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, trong khi mùa mưa bão đang đến rất gần.
Nam Định: Phế thải xây dựng tràn lan bờ sông Đáy - Ảnh 5
Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Hoàng Thanh Ba, Chủ tịch UBND xã Yên Khang cho biết: Đất, đá thải này là của một số dự án đang thi công trên địa bàn xã, trước mắt họ chỉ đổ tạm một thời gian, còn về sau thì bắt buộc phải di chuyển, trả lại hiện trạng ban đầu cho khu vực đê tả sông Đáy.

Anh Tú

Bạn đang đọc bài viết Nam Định: Phế thải xây dựng tràn lan bờ sông Đáy. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.