Thứ hai, 25/11/2024 16:14 (GMT+7)
Thứ tư, 23/02/2022 13:00 (GMT+7)

Mùa xuân mang đến nhiều nguy hiểm cho hệ sinh thái?

Theo dõi KTMT trên

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ cho biết, ở Bắc bán cầu, mùa xuân thường đến vào khoảng cuối tháng 3 nhưng nó có thể đến sớm hơn 10 ngày vào năm 2100. Nếu mùa xuân bắt đầu sớm hơn, nó có thể tác động xấu tới toàn bộ hệ sinh thái.

Một nghiên cứu của Đại học Bang Ohio (Mỹ) cho biết, sự sụt giảm tổng số ngày mưa đang khiến thực vật ra hoa sớm hơn ở các vùng khí hậu phía Bắc, mùa xuân đang đến sớm hơn so với dự kiến.

Có hai lý do chính khiến lượng mưa giảm dẫn đến mùa xuân đến sớm hơn. Thứ nhất, cây cối và thực vật nhận được nhiều bức xạ mặt trời hơn trong năm khi số ngày mưa ít hơn, kích thích sự phát triển của lá. Thứ hai, ít ngày có mây hơn cũng có nghĩa là nhiệt độ ban ngày cao hơn và có nhiều ánh sáng mặt trời hơn làm sưởi ấm mặt đất và bầu khí quyển. Nhiệt độ ban đêm sau đó lạnh đi nhanh chóng và không có mây để giữ nhiệt.

Nếu mùa xuân bắt đầu sớm hơn, nó có thể gây ra hiệu ứng domino và tác động tới toàn bộ hệ sinh thái, bao gồm cả các động vật hoang dã khác. Giáo sư Ulf Buntgen, một nhà nghiên cứu đến từ Khoa Địa lý của Đại học Cambridge và không tham gia vào nghiên cứu chia sẻ: “Khi cây ra hoa quá sớm, sương giá muộn có thể giết chết chúng. Nhưng rủi ro còn lớn hơn khi nó làm thay đổi hệ sinh thái”.

Mùa xuân mang đến nhiều nguy hiểm cho hệ sinh thái? - Ảnh 1
 Biến đổi khí hậu gây nên thay đổi hệ sinh thái. (Ảnh minh họa)

Thực vật, côn trùng, chim và các động vật hoang dã khác đã cùng nhau phát triển và tạo ra sự đồng bộ trong cả giai đoạn phát triển của chúng. Một loại cây nào đó ra hoa sẽ thu hút một loại côn trùng cụ thể, thu hút một loại chim cụ thể… Nhưng nếu một loài phản ứng nhanh hơn những loài khác, nguy cơ thiếu sự đồng bộ có thể khiến các loài gặp khủng hoảng nếu chúng không kịp thích ứng đủ nhanh.

Các nhà nghiên cứu cho biết, ở Bắc bán cầu, mùa xuân thường đến vào khoảng cuối tháng 3 nhưng nó có thể đến sớm hơn 10 ngày vào năm 2100. Với lượng mưa hiện tại, lá non sẽ mọc sớm hơn 1 đến 2 ngày trong mỗi thập kỷ. Dù chỉ là 1 đến 2 ngày trong 10 năm, xong việc mùa xuân đến sớm xem ra lại là một điều nguy hiểm cho hệ sinh thái trong tương lai.

Tại Australia, biến đổi khí hậu làm nhiệt độ trái đất tăng gây ra tình trạng sóng nhiệt khiến cho số lượng những con cá đuôi chuông và cáo bay giảm nhanh chóng trong khi môi trường rừng ngập mặt lý tưởng cho các nhiều loài động vật dưới nước cũng dần thu hẹp.

Nằm ở giữa Australia và quần đảo Hawaii (Mỹ) trên Thái Bình Dương, phần lớn lãnh thổ Tuvalu (gồm 9 đảo san hô vòng) cách mực nước biển chưa tới 0,9 m. Nơi cao nhất của nước này chỉ cách mực nước biển 4,5 m. Vì thế mà Tuvalu đang đối mặt với nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do tình trạng ấm lên toàn cầu.

Hệ quả của biến đổi khí hậu là nhiệt độ trái đất nóng lên cũng đang đe dọa đến việc duy trì giống nòi của vẹt mào, một trong những loài chim bản địa của Australia cũng như chim cánh cụt Gentoo sống tại Nam Cực và một số vùng phía Nam Australia.

Báo cáo cũng khẳng định rằng, do nhiệt độ nước biển tăng cao khiến cho loài rùa xanh sinh ra nhiều con cái hơn con đực, đe dọa đến sự cân bằng để bảo tồn giống nòi.

Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe.

Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.

Trước thực tế này, Hội đồng khí hậu kêu gọi chính quyền Australia cần có hành động mạnh mẽ hơn nhằm đảm bảo hệ sinh thái của nước này có thể thích ứng với điều kiện thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Mùa xuân mang đến nhiều nguy hiểm cho hệ sinh thái?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới