UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ra công điện số 12/CĐ-UBND do Phó chủ tịch Lê Đức Giang ký về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của đợt mưa lớn từ ngày 28/9 đến ngày 03/10/2022 và chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tới.
Trận lũ quét bất ngờ xảy 2h sáng ngày 2/10 đã khiến nhiều nơi trên địa bàn huyện miền núi Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) chìm trong biển nước. Hiện đã có 3 nhà dân bị sập, nhiều xe cộ bị nước lũ cuốn trôi.
Sáng 29/9, ông Trần Đức Thịnh - Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh cho biết, mưa lũ những ngày qua đã gây thiệt hại đáng kể ở nhiều địa bàn, đặc biệt là các huyện miền núi.
Do mưa lớn, nhiều địa phương miền Trung, Tây Nguyên đã xảy ra ngập lụt sâu, sạt lở, gây chia cắt giao thông; một số người dân đã bị nạn do lũ cuốn, hàng chục nghìn hộ dân bị ảnh hưởng do ngập lụt.
Chiều 24/4, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có công văn đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, triển khai các phương án ứng phó với dông lốc, sét, mưa đá, mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất trong những ngày tới.
Thiên tai diễn biến khắc nghiệt, dị thường trong năm 2020, đặc biệt trận mưa lũ lịch sử tại miền Trung phải coi là lời cảnh báo nghiêm khắc của "Mẹ thiên nhiên".
Thiên tai trong năm 2020 thực sự là một cơn ác mộng. Nhiều người đặt câu hỏi phải chăng biến đổi khí hậu ngày càng khó lường hay có nguyên nhân từ tác động của con người khiến môi trường sống của chúng ta ngày càng không an toàn. Đâu là nguyên nhân chính?
Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10/2020 tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ Kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2021), tổng kết hoạt động Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra ngày 3/1.
2020 được xem là một năm buồn đối với nhân loại, khi thế giới liên tiếp phải gồng gánh hậu quả từ biến đổi khí hậu với những thảm họa thiên tai chưa từng có.
Trước diễn biến thời tiết cực đoan, các đợt mưa lũ lớn trên diện rộng xảy ra tại miền Trung, gây thiệt hại về lớn về người và tài sản. Mới đây, Bộ Công Thương đã văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng các dự án thủy điện nhỏ.
Việc vận dụng linh hoạt phương châm “4 tại chỗ” phù hợp đặc điểm của các hộ dân cư địa phương, đồng thời phát huy vài trò lực lượng xung kích cơ sở là hết sức cần thiết trong phòng, chống thiên tai.
Ngày 17/12, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức họp các đơn vị liên quan để bàn kế hoạch tổ chức tìm kiếm giai đoạn 4 các nạn nhân (11 người) mất tích tại công trường Thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Sáng 16/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức cuộc họp, tham mưu tìm mô hình nhà ở an toàn phòng chống thiên tai nhằm đảm bảo an toàn cho người dân vùng bão lũ.
Mưa lớn gây lũ lụt tại nhiều tỉnh trên toàn Indonesia những ngày vừa qua. Đặc biệt tại đảo Sumatera, lũ lụt khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và hàng chục ngàn người phải sơ tán.
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi cơ chế, chính sách về hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở phòng tránh bão, lụt.
Sở Công Thương Thừa Thiên-Huế yêu cầu Công ty cổ phần Thủy điện Hương Điền tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến, đánh giá mức độ an toàn điểm sạt lở và sớm có phương án thiết kế gia cố, tổ chức thi công…
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, thiên tai dị thường liên tiếp ở miền Trung từ giữa tháng 9 đến trung tuần tháng 11 đã làm 192 người chết và 57 người vẫn đang còn mất tích. Tổng thiệt hại kinh tế khoảng 30.000 tỉ đồng.