Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Mới đây, đoàn công tác đại diện cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã đi trao tiền hỗ trợ khắc phục thiệt hại sau bão số 3 cho các tỉnh: Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai. Tổng số tiền hỗ trợ cho 5 tỉnh này là 10 tỷ đồng.
Sau 6 ngày kêu hỗ trợ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Cứu trợ tỉnh Nghệ An đã tiếp nhận ủng hộ của các tập thể, cá nhân với tổng giá trị hơn 40,5 tỷ đồng (tiền và hiện vật) để hỗ trợ đồng bào miền Bắc.
Theo dự báo của chuyên gia thời tiết, La Nina sẽ gây nguy cơ mưa, bão, lũ dồn dập trong những tháng cuối năm nay, đặc biệt là ở khu vực miền Trung. Mùa mưa bão năm 2024 sẽ diễn ra khốc liệt, cực đoan.
Từ 12 giờ ngày 18/9, Quảng Ngãi cấm tất cả các tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại).
Với tinh thần “kỷ luật và đồng tâm”, ý chí tự lập, kiên cường vượt khó, cả hệ thống chính quyền cùng các doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tranh thủ từng giờ, thậm chí từng phút để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi sớm nhất.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn theo dõi, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến của áp thấp nhiệt đới.
Phục hồi rừng sau bão số 3 là thiết yếu để ổn định đất đai và giảm thiểu nguy cơ sạt lở. Đây là bước quan trọng giúp tái thiết môi trường và bảo vệ cộng đồng.
Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư ước tính, siêu bão Yagi đã gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng cho các địa phương miền Bắc, khiến GDP năm nay thấp hơn 0,15% so với kịch bản trước đó.
Đến 1h ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, trên khu vực Bắc Biển Đông. Tất cả các mô hình dự báo hiện tại của Việt Nam và Quốc tế đều thống nhất cường độ của cơn bão mới này sẽ không mạnh như siêu bão YAGI.
Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông, là cơn bão có cường độ tăng nhanh nhất, mức độ giảm cấp trên đường đi của bão không theo quy luật thông thường.
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ, ngập lụt.
Thủ tướng yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, bảo đảm kiên cố, an toàn trong mọi điều kiện mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15 km/giờ, dự kiến áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào biển Đông và mạnh lên thành bão.
Sau khi đổ bộ vào miền Trung và Nam Philippines, bão Bebinca tiếp tục di chuyển sang đảo Amami của Nhật trước khi tiếp tục tấn công thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Theo ghi nhận, đây là cơn bão lớn nhất từng có ở Thượng Hải trong 70 năm trở lại đây.