Mô hình chia nhỏ bất động sản phổ biến tại nhiều quốc gia
Chia nhỏ bất động sản có ưu điểm là khiến cho ai cũng có thể tham gia với số tiền đầu tư rất nhỏ. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của luật sư, loại hình này sẽ có tiềm ẩn những rủi ro và phát sinh nhiều vấn đề khó giải quyết trong tương lai.
Chia nhỏ giá trị bất động sản thành nhiều phần cho nhà đầu tư
Nhiều chuyên gia quốc gia đánh giá mô hình này có những ưu điểm như lợi nhuận hấp dẫn, rủi ro thấp, thanh khoản cao…
Để vượt qua rào cản nguồn vốn, giới đầu tư quốc tế đã sáng tạo ra giải pháp “chia nhỏ” giá trị bất động sản giúp nhiều người có thể chung sức đầu tư và tiếp cận kênh sinh lời này dễ dàng hơn. Ý tưởng này được hiện thực hóa bằng các hình thức Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT) đang phát triển phổ biến trên thế giới.
Nhu cầu nhà ở cao trong khi nguồn cung vẫn còn hạn chế là các yếu tố khiến cho bất động sản vẫn là kênh hút dòng vốn trên thị trường. Tuy nhiên, việc đầu tư này không dành cho số đông bởi người tham gia cần có số vốn lớn. Để đáp ứng nhu cầu này cho người vốn thấp, các chủ đầu tư đã đưa ra nhiều hướng đi mới, đơn cử như việc chia nhỏ giá trị bất động sản thành nhiều phần cho nhà đầu tư.
Theo đánh giá từ Colliers, hình thức chia nhỏ bất động sản trên thế giới được hiểu là quỹ tín thác bất động sản (REIT). Các quỹ tín thác hoạt động trên cơ sở huy động vốn của nhiều nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư có thể kiếm cổ tức từ các khoản đầu tư bất động sản, mà không cần tự mua, quản lý hoặc cấp vốn trực tiếp cho bất kỳ tài sản nào.
Tổng Giám Đốc Colliers Việt Nam, ông David Jackson cho biết: "Trên thị trường vốn toàn cầu, quỹ tín thác bất động sản hoạt động rất mạnh mẽ, đặc biệt ở những quốc gia G7, nơi các quỹ này đóng vai trò không thể thiếu và chiếm quy mô khá lớn trong các hoạt động đầu tư. Quỹ tín thác bất động sản được cho là có xu hướng tăng trưởng về lợi nhuận nhanh hơn so với cổ phiếu và trái phiếu".
Cùng với đó, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận Phát triển Nhà ở CBRE Việt Nam, nhận định: "Đây là phương thức mà tôi nghĩ các chủ đầu tư đã có sự linh động trong việc đa dạng hoá các kênh tiếp cận đối với các nhà đầu tư lẻ, bởi vì rõ ràng dòng tiền trên thị trường hiện tại, nhu cầu đầu tư trên thị trường chắc chắn luôn có ngay cả trong bối cảnh khó khăn hay cao trào".
Giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư
Còn tại Việt Nam, giải pháp chia nhỏ bất động sản từ công ty VMI có nhiều điểm tương đồng với REIT nhưng khác biệt hơn khi cam kết lợi nhuận tối thiểu 8,5%/năm trong vòng 5 năm. Mô hình này hiện được áp dụng tại 1 dự án ở phía Đông Hà Nội và 1 dự án tại TP.HCM, mỗi bất động sản sẽ được chia nhỏ thành 200 phần.
Theo ông Trần Hồng Sơn, TP.Thủ Đức, TP.HCM chia sẻ: "Khi căn nhà bàn giao hoàn thiện nội thất, nếu như trong thời chưa bán được thì chủ đầu tư vận hành cho thuê. Bên cạnh lợi nhuận chủ đầu tư cam kết trước với nhà đầu tư, nhà đầu tư còn được hưởng 50% lợi ích của việc cho thuê".
"Với giải pháp chia nhỏ bất động sản, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra số vốn rất nhỏ, hợp lý để để có thể đầu tư ngay. Bên cạnh đó, không ít nhà đầu tư chuyên nghiệp muốn đa dạng hoá danh mục đầu tư bằng cách bỏ nhiều trứng vào các giỏ khác nhau, nghĩa là đầu tư nhiều suất, nhiều căn cùng một lúc", bà Dương Thanh Thương, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land chia sẻ.
Trong một báo cáo mới đây của Cushman & Wakefield, tính đến cuối năm ngoái, châu Á có 198 quỹ REIT tại châu Á, trong đó, Nhật Bản đứng đầu với quy mô lớn nhất, xếp sau là Singapore và Hong Kong (Trung Quốc).
Với sự xuất hiện thị trường Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, mô hình chia nhỏ bất động sản đưa thị trường phát triển tiệm cận với xu hướng thế giới.
Theo tờ Business Insider, phương án đầu tư này trở thành lựa chọn tốt cho hầu hết mọi người. Chuyên gia tài chính Riley Poppy thuộc Ignite Financial Planning (Seattle) nhận định: "Đây là một cách hiệu quả về vốn để tham gia thị trường bất động sản và giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư". Trong khi đó, chuyên gia tài chính Jovan Johnson thuộc Piece of Wealth Financial Planning cho biết: “Đây là cách hưởng lợi từ bất động sản mà không có thêm rủi ro và chi phí phát sinh (trong quá trình quản lý tài sản)".
Các tổ chức hợp tác đầu tư, quản lý bất động sản chuyên nghiệp đầu tiên được hình thành tại Mỹ từ những năm 1960 và dần phổ biến trên toàn cầu. Tuy là người học hỏi mô hình, nhưng Châu Á lại đang cho thấy sự tương thích lý tưởng với kênh đầu tư này, thể hiện ở tốc độ phát triển thần tốc các REIT tại Nhật Bản, Singapore, HongKong…
Nguồn cung giới hạn, nhu cầu tăng liên tục và lợi nhuận gia tăng bền vững là những lý do khiến bất động sản luôn là kênh đầu tư vàng ròng. Để vượt qua rào cản nguồn vốn, giới đầu tư quốc tế đã sáng tạo ra giải pháp “chia nhỏ” giá trị bất động sản giúp nhiều người có thể chung sức đầu tư và tiếp cận kênh sinh lời này dễ dàng hơn. Ý tưởng này được hiện thực hoá bằng các hình thức Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT) đang rất phát triển.
Huyền Diệu