Thứ bảy, 05/04/2025 01:12 (GMT+7)
Thứ tư, 01/12/2021 14:00 (GMT+7)

Long An: Người dân quanh nhà máy công nghiệp khổ sở vì ô nhiễm

Theo dõi KTMT trên

Người dân sinh sống địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An phản ánh rất nhiều về tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các kênh, rạch, giáp ranh với các khu công nghiệp, nhất là kênh Thầy Cai, An Hạ, T1, Ranh.

Ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải công nghiệp

Kênh Thầy Cai ở khu vực TP.HCM, do tiếp nhận lượng nước thải từ các hoạt động dân cư, khu công nghiệp, nhà máy nên chất lượng nước kênh này chịu ảnh hưởng rất lớn từ nguồn thải công nghiệp. 

“Mặt nước kênh Thầy Cai ngày càng đen, bốc mùi hôi thối. Mong rằng, ngành chức năng và 2 địa phương TP.HCM, Long An cần có sự phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng xả thải ra kênh gây ô nhiễm” - ông Nguyễn Văn Sáu, ngụ xã Đức Lập Hạ phản ánh.

Thời gian qua, người dân sinh sống dọc theo tuyến kênh Ranh (giáp ranh giữa xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM) phản ánh rất nhiều về tình trạng ô nhiễm ở dòng kênh này.

Long An: Người dân quanh nhà máy công nghiệp khổ sở vì ô nhiễm - Ảnh 1
Nhiều dòng kênh ven các KCN trên địa bàn tỉnh Long An đang bị ô nhiễm nặng.

Theo anh Lê Văn Lâm (ấp 5, xã Đức Hòa Đông), trước đây, khi địa phương chưa phát triển công nghiệp, dòng kênh này tương đối sạch sẽ nhưng từ khi các khu, cụm công nghiệp hình thành trên địa bàn tỉnh và TP.HCM, dòng kênh này bắt đầu bị ô nhiễm. Mấy năm gần đây, quan sát bằng mắt thường cũng thấy nước kênh màu đen, nhiều bọt.

Tại kênh An Hạ, chạy xuyên qua KCN Tân Đức và Hải Sơn trên địa bàn xã Đức Hòa Hạ và Hựu Thạnh (nối với sông Vàm Cỏ Đông) bị ô nhiễm. 

Ông Nguyễn Văn Hồng (ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ), tình trạng ô nhiễm xuất hiện khi hình thành 2 KCN lớn trên địa bàn với hàng trăm doanh nghiệp hoạt động.

Thông tin từ Sở TN&MT tỉnh Long An, đơn vị tiến hành khảo sát, lấy mẫu nước mặt để phân tích và đánh giá mức độ ô nhiễm tại các tuyến kênh, rạch trên địa bàn huyện như kênh Thầy Cai, An Hạ, T1, Ranh... Kết quả ghi nhận các tuyến kênh, rạch trên địa bàn huyện Đức Hòa đã và đang bị ô nhiễm (nước màu nâu, đen nhạt, nhiều cặn lơ lửng, bọt trắng...).

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm

Để khắc phục ô nhiễm ở kênh Ranh, An Hạ..., UBND tỉnh Long An chỉ đạo Sở TN&MT tăng cường, chú trọng kiểm tra việc xử lý nước thải tại các DN hoạt động trong các KCN Hoàng Gia, Đức Hòa Hạ, Đức Hòa Đông,...

Theo Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Long An Nguyễn Tân Thuấn, qua kiểm tra yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các giải pháp bảo vệ môi trường. Đồng thời, nếu phát hiện các vi phạm về bảo vệ môi trường thì kiên quyết xử lý nghiêm, nhất là xử lý kịp thời các hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn quy định ra môi trường.

Mặt khác, để ngăn ngừa ô nhiễm ở các tuyến kênh, rạch, Sở TN&MT tỉnh Long an cũng tăng cường kiểm tra, yêu cầu chủ đầu tư hạ tầng khu dân cư phải xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải và thực hiện thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Sở TN&MT tỉnh Long An sẽ phối hợp Sở TN&MT TP.HCM thông tin về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trên các tuyến kênh tiếp giáp với 2 địa phương như kênh Thầy Cai, Ranh.

Huyện Đức Hòa cũng sẽ thống kê toàn bộ hộ dân trên địa bàn các xã có thải nước thải sinh hoạt vào các kênh, rạch, làm cơ sở tính toán lưu lượng xả thải và đánh giá mức độ gây ô nhiễm kênh, rạch do nước thải sinh hoạt tác động. Qua đó, có những giải pháp để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Huỳnh Mai (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Long An: Người dân quanh nhà máy công nghiệp khổ sở vì ô nhiễm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới