Thứ năm, 25/04/2024 14:51 (GMT+7)
Thứ năm, 24/11/2022 06:50 (GMT+7)

Liên minh châu Âu (EU) công bố mức giá trần đối với khí đốt sau ngày 24/11

Theo dõi KTMT trên

Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng Kadri Simson thông báo cơ chế điều tiết thị trường sẽ được tự động kích hoạt khi giá khí đốt vượt quá 275 euro/MWh trong 2 tuần liên tiếp.

Liên minh châu Âu (EU) trong nhiều tháng đã tranh luận về việc áp đặt mức trần giá khí đốt, giữa bối cảnh khối liên minh gồm 27 quốc gia này đang nỗ lực ngăn chặn lạm phát tăng vọt và giá năng lượng leo thang do Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu.

Phát biểu tại họp báo ở Strasbourg (Pháp), bà Simson cho biết cơ chế điều tiết thị trường sẽ được tự động kích hoạt khi giá khí đốt vượt quá 275 euro/MWh trong 2 tuần liên tiếp, và chênh lệch giữa giá khí đốt hợp đồng tương lai tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan và giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu ở mức trên 58 euro trong 10 ngày giao dịch liên tiếp.

Liên minh châu Âu (EU) công bố mức giá trần đối với khí đốt sau ngày 24/11 - Ảnh 1
Hệ thống đường ống dẫn khí của dự án Dòng chảy phương Bắc của Nga. (Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN)

Bà Simson nhấn mạnh đây là giải pháp cuối cùng để ngăn chặn tình trạng giá khí đốt tăng quá cao, không phù hợp với xu hướng tăng giá trên toàn cầu.

Quan chức trên lưu ý việc áp giá trần khí đốt ở mức 275 euro/MWh có thể không giúp hạ nhiệt giá khí đốt. Tuy nhiên, bà nói rằng biện pháp này sẽ cung cấp công cụ mạnh mẽ mà EU có thể sử dụng khi cần, bổ sung cho những nỗ lực cơ cấu hơn nhằm giảm giá khí đốt, cụ thể là bằng cách kiểm soát nhu cầu và đảm bảo cung cấp đủ khí đốt cho châu Âu thông qua mua chung và chính sách năng lượng bên ngoài tích cực.

Các đề xuất trên sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị bộ trưởng năng lượng EU dự kiến diễn ra ngày 24/11 tới.

Đau đầu vì giá khí đốt giảm

Khí đốt thường được các nhà kinh doanh dịch vụ tiện ích và năng lượng bơm vào kho chứa từ mùa hè khi giá xuống thấp và được đưa trở lại thị trường vào mùa đông khi giá tăng. Năm nay, các hợp đồng đi theo hướng ngược lại, họ phải mua khí đốt tích trữ với giá cao và phải đưa ra thị trường ở thời điểm giá đang xuống thấp. Điều đó có nghĩa là một số công ty, đặc biệt là ở Đức - nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất trong khu vực, có thể sẽ chịu thiệt hại đáng kể.

Giá nhiên liệu vào mùa hè có lúc lên tới 340 euro/megawatt-giờ. Các hợp đồng chuẩn cho mùa đông hiện giao dịch thấp hơn gần một nửa, ở mức gần 140 euro.

Ông Henning Gloystein, Giám đốc phụ trách năng lượng, khí hậu và tài nguyên của Tập đoàn Eurasia ở London cho biết: “Đây là một vấn đề thực sự. Nó chỉ có thể được giải quyết nếu các công ty chấp nhận chịu lỗ và bán lại lượng khí đốt đã mua với giá cao từ trước với giá rẻ hơn hiện nay”.

Nếu nguồn dự trữ bị giữ lại vì bất cứ lý do gì, sẽ chỉ còn một nguồn khí đốt cung cấp hàng ngày do các tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ hoặc Qatar cung cấp, hoặc khí đốt bằng đường ống từ Na Uy và Bắc Phi. Châu Âu đang dựa vào những nguồn khí đốt này.

Nếu châu Âu kêu gọi tăng cường nguồn cung hàng ngày, giá khí đốt sẽ tăng trở lại.

“Các công ty sẽ mua khí đốt vào ngày hôm trước để bán lại vào ngày hôm sau thay vì lấy từ kho dự trữ, miễn là họ có thể tối đa hóa lợi nhuận”, ông Leon Izbicki, nhà phân tích khí đốt tại Energy Aspects nhận định.

Cái giá mà châu Âu phải trả để đảm bảo kho dự trữ khí đốt trong năm nay lên tới hàng chục tỷ USD. Mặc dù các nhà buôn thường bán khí đốt ngay sau khi nhận để phòng ngừa rủi ro, họ vẫn có thể bị lỗ do chênh lệch giá. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với các công ty dịch vụ và các công ty phụ thuộc nhiều vào các hợp đồng dài hạn với Nga - quốc gia đáp ứng 20% nhu cầu khí đốt tại Liên minh châu Âu vào mùa đông năm 2021.

An Như

Bạn đang đọc bài viết Liên minh châu Âu (EU) công bố mức giá trần đối với khí đốt sau ngày 24/11. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.