Thứ sáu, 22/11/2024 04:26 (GMT+7)
Thứ ba, 14/01/2020 07:30 (GMT+7)

Làng mứt gừng truyền thống Kim Long rộn ràng không khí Tết

Theo dõi KTMT trên

Vào những ngày giáp Tết Nguyên đán, làng mứt gừng truyền thống Kim Long (thành phố Huế) lại trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Nhiều nhà đang tất bật chuẩn bị nguyên liệu, lên lò đỏ lửa để sản xuất mứt gừng phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.

Lắng nghe tiếng mùa xuân về bên thác nước Bà Hoàng Mô Ních
Lên cao nguyên Măng Đen ngắm mai anh đào nở sớm

Nghề làm mứt gừng làng Kim Long đã có từ lâu đời, trải qua nhiều thế hệ, thăng trầm, nhưng người dân nơi đây vẫn gắn bó với nghề làm mứt góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống của cha ông để lại.

Hiện tại làng Kim Long là nơi duy nhất còn lưu giữ được nghề làm mứt gừng truyền thống trên mảnh đất Cố đô. Khi đến đây vào dịp cuối năm chúng ta sẽ cảm nhận được hương vị Tết đến gần, khắp nơi người người trong làng tất bật, các xe lớn, xe bé chen chúc nhau chở đầy những thùng mứt gừng đi cung ứng cho thị trường Tết đang tới gần. Đặc biệt hơn, hương thơm từ các lò nấu mứt gừng trong làng càng làm cho không khí Tết ở nơi đây trở nên nhộn nhịp hơn.

Làng mứt gừng truyền thống Kim Long rộn ràng không khí Tết - Ảnh 1
Gừng trước khi bước sang công đoạn làm mứt sẽ được cạo sạch vỏ và thái mỏng.
Làng mứt gừng truyền thống Kim Long rộn ràng không khí Tết - Ảnh 2
Nguyên liệu làm mứt gừng được chọn lọc kỹ càng
Làng mứt gừng truyền thống Kim Long rộn ràng không khí Tết - Ảnh 3
Công đoạn khó nhất là rim mứt gừng sao cho nhẹ nhàng để đường thấm đều và gừng không bị khô hoặc cháy.
Làng mứt gừng truyền thống Kim Long rộn ràng không khí Tết - Ảnh 4
Mứt gừng Kim Long nổi tiếng xứ Huế với hương vị cay nồng khác biệt. Củ gừng được lựa chọn làm mứt không được già quá vì mứt sẽ xơ, cũng không được non để có vị cay nồng đặc trưng.

Theo ông Trương Đình Thử (75 tuổi), người đã có 60 năm trong nghề làm mứt gừng ở làng Kim Long chia sẻ, mứt được làm theo phương thức thủ công, không phẩm màu, không chất bảo quản, nguyên liệu gừng tự nhiên. Đặc biệt, để làm ra một mẻ gừng ngon đòi hỏi sự khéo léo trong từng công đoạn, tốn nhiều thời gian nhưng kinh tế mang lại chẳng đáng là bao, mỗi kg mứt gừng được bán với giá 60.000 đồng. Chính vì lợi nhuận kinh tế mang lại ít nên nhiều nhà trong làng đã bỏ nghề, hiện tại trong làng người còn giữ được nghề làm mứt gừng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Làng mứt gừng truyền thống Kim Long rộn ràng không khí Tết - Ảnh 5
Nét đặc trưng của mứt gừng Kim Long đó là các công đoạn chế biến đều được thực hiện bằng phương pháp thủ công.
Làng mứt gừng truyền thống Kim Long rộn ràng không khí Tết - Ảnh 6
Gừng được rim với đường trong chảo lớn trên bếp lửa cho đến khi lát gừng săn lại.
Làng mứt gừng truyền thống Kim Long rộn ràng không khí Tết - Ảnh 7
Mỗi kg mứt gừng được bán ra thị trường với giá 60.000 đồng.

Đại Nghĩa

Bạn đang đọc bài viết Làng mứt gừng truyền thống Kim Long rộn ràng không khí Tết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.