Thứ năm, 03/04/2025 13:16 (GMT+7)
Thứ tư, 09/11/2022 06:40 (GMT+7)

Lâm Đồng: Xử phạt nhiều công ty thủy điện hoạt động khi chưa được nghiệm thu

Theo dõi KTMT trên

Dù đã đi vào hoạt động đã nhiều năm, thế nhưng nhiều công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra và chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình.

Lâm Đồng: Xử phạt nhiều công ty thủy điện hoạt động khi chưa được nghiệm thu - Ảnh 1
Nhiều công ty thủy điện tại Lâm Đồng bị xử phạt do đưa công trình chưa nghiệm thu vào hoạt động

Mới đây, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đã ban hành liên tục 4 văn bản đề xuất xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy điện đối với 4 công ty gồm: Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đam B’ri, Công ty cổ phần Thủy điện Cao Nguyên – Sông Đà 7, Công ty cổ phần Thủy điện Đa Dâng 3, và Công ty cổ phần Thủy điện Bồng Lai. Tổng số tiền 4 doanh nghiệp trên bị đề xuất xử phạt là 800 triệu đồng.

Nguyên nhân do những Công ty này đã cho nhà máy vận hành, khai thác điện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay chưa thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, chấp thuận kết quả nghiệm thu các công trình.

Cụ thể, đối với Công ty cổ phần Thủy điện Đa Dâng 3 (có địa chỉ trụ sở chính tại quận 10, TP HCM) là chủ đầu tư công trình thủy điện Đa Dâng 3 đã đi vào hoạt động khai thác từ tháng 01/2018; Công ty Thủy điện Bồng Lai (phường 8, TP Đà Lạt) là chủ đầu tư công trình thủy điện Đa Chomo 2 đi vào hoạt động khai thác từ ngày 27/10/2019; Công ty cổ phần Thủy điện Cao Nguyên – Sông Đà 7 là chủ đầu tư công trình thủy điện Yan Tann Sien đi vào hoạt động tư năm 2014.

Cả ba Công ty trên dù đã đi vào hoạt động từ 3 đến 8 năm, thế nhưng theo ngành chức năng những xác định đến nay đến vẫn chưa thực hiện các thủ tục đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiếm tra và có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình thủy điện theo quy định.

Từ hành vi vi phạm nêu trên, mỗi đơn vị nêu trên bị đề xuất xử phạt 180 triệu đồng.

Đối với Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đam B’ri (có trụ sở chính tại TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) là chủ đầu tư công trình thủy điện Đam B’ri đã đi vào hoạt động khai thác từ năm 2019. Ngoài hành vi chưa thực hiện các thủ tục đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiếm tra và có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình thủy điện theo quy định, trong năm 2020-2021, Công ty này không xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, vi phạm quy định tại điểm đ, khoản 3, Điều 17 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP.

Trên cơ sở đó, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đã đề xuất phạt 180 triệu đồng về hành vi thứ nhất và 80 triệu đồng đối với hành vi thứ 2. Tổng số tiền đề nghị xử phạt 260 triệu đồng.

Ngoài việc bị xử phạt, cả 4 chủ đầu tư nêu trên còn buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khoản lợi đối tượng vi phạm có được từ hoạt động phát điện để bổ sung vào ngân sách nhà nước.

Đồng thời, buộc phải kiểm định chất lượng công trình đối với phần công trình hoặc toàn bộ công trình đã kết thúc thi công hoặc đã nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng đối với hành vi vi phạm theo quy định.

Phản hồi với Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường, ông Võ Đình Tùng, người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Thủy điện Bồng Lai cho biết, liên quan đến việc bị đề xuất xử phạt Công ty không có ý kiến gì về vấn đề này và đã thực hiện nộp phạt theo quy định. Bên cạnh đó, Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường cũng đã liên hệ qua điện thoại với 3 Công ty còn lại trong danh sách đề xuất xử phạt nhưng không nhận được phản hồi nào từ các đơn vị này.

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết Lâm Đồng: Xử phạt nhiều công ty thủy điện hoạt động khi chưa được nghiệm thu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn
Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.

Tin mới

TP.HCM: Tăng trưởng quý I cao nhất trong 5 năm qua
Tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM trong quý I năm 2025 đạt nhiều kết quả tích cực; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I ước tăng trên 7,4% so với cùng kỳ. Và đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020 đến nay.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Lợi nhuận của FE CREDIT trở lại đường đua tăng trưởng
Năm 2024 đã kiểm toán, FE CREDIT đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu. Năm 2025, công ty tài chính tiêu dùng với thị phần lớn nhất Việt Nam xác định mục tiêu duy trì đà tăng trưởng và phát triển..
Vì sao vé xem DIFF luôn “hot” qua nhiều mùa?
Chỉ còn hai tháng nữa là Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ chính thức khai mạc. Rất nhiều du khách đã háo hức săn vé DIFF ngay từ lúc này để thưởng thức “đại tiệc ánh sáng” của thành phố bên sông Hàn.