Thứ bảy, 27/04/2024 10:32 (GMT+7)
Thứ hai, 20/06/2022 15:50 (GMT+7)

Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

Theo dõi KTMT trên

Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp tại Hà Nội do Viện chính sách Kinh tế môi trường được tổ chức vào ngày 30/6.

Đề án Phát triển Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển Kinh tế tuần hoàn (KTTH) ở Việt Nam. Đề án nêu rõ, chủ động phát triển KTTH là tất yếu, phù hợp với xu hướng, yêu cầu tạo đột phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

Góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chủ động thích ứng, chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Phát triển KTTH phải dựa trên cách tiếp cận mở, hướng nhiều hơn đến tạo dựng không gian và thuận lợi cho phát huy hiệu quả kinh tế, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, bảo đảm huy động và sử dụng hiệu quả tri thức nhân loại, các thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, các nguồn lực cần thiết từ khu vực kinh tế tư nhân, các tổ chức quốc tế và các đối tác nước ngoài.

Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp tại Hà Nội - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Phát triển KTTH cần bảo đảm khẩn trương, thực chất, hiệu quả, khả thi, có kế thừa những thực tiễn tốt ở các nước và trong nước, và mạnh dạn thử nghiệm trong các lĩnh vực cụ thể, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tập trung ban hành các chính sách dài hạn nhằm khuyến khích, ưu đãi, tạo thuận lợi cho phát triển KTTH, gắn với lộ trình, kết quả cụ thể, đồng thời hoàn thiện cơ sở pháp lý vững chắc và tạo dựng sự linh hoạt, chủ động nhằm sớm phát huy mô hình KTTH theo cấp độ phù hợp ở các ngành, lĩnh vực, địa phương; tránh áp dụng rập khuôn, đồng nhất KTTH cho toàn bộ nền kinh tế.

Phát triển KTTH bền vững trên cơ sở nâng cao nhận thức, sự chủ động, phát huy đổi mới sáng tạo và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; khuyến khích lối sống có trách nhiệm của từng cá nhân đối với cộng đồng và xã hội, định hướng thế hệ tương lai về văn hóa sống xanh, hình thành xã hội văn minh, hiện đại hài hòa với thiên nhiên và môi trường.

Mục tiêu cụ thể của Đề án Phát triển Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam là đến năm 2025, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương so với giai đoạn trước đây; giảm dần mức sản xuất và sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt; tăng đáng kể năng lực tái chế rác thải hữu cơ ở đô thị và nông thôn. Đến năm 2030, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn đạt 50%; 100% rác thải hữu cơ ở đô thị và 70% rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế.

Bên cạnh đó, các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án bao gồm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tuần hoàn, yêu cầu, chủ trương và định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; tăng cường nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và lộ trình thu thập, sử dụng, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ các ứng dụng, giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông toàn diện, hài hòa, gắn với môi hình KTTH.

Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp

Nhằm cung cấp kiến thức về KTTH, các chính sách của Chính phủ về phát triển KTTH và các yêu cầu về thương mại bền vững của các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) với sự hỗ trợ từ Chính phủ Hà Lan sẽ tổ chức Chương trình "Tăng cường năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2022".

Chương trình có ba hoạt động chính gồm: Tổ chức khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp; Chọn 02-03 doanh nghiệp để tham gia chương trình hỗ trợ sau đào tạo, trong 04 tháng; Cung cấp tài liệu hướng dẫn thiết thực để chuyển đổi và thực hiện các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn.

Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp tại Hà Nội do Viện Chính sách Kinh tế môi trường - Hội Kinh Tế Môi Trường Việt Nam tổ chức, với nội dung cụ thể như sau:

Ngày 30/6:

8h30-9h00: Khai mạc chương trình

9h00 – 11h30: Giới thiệu về Mô hình kinh tế tuần hoàn và hướng dẫn thiết kế mô hình kinh tế tuần hoàn (Do chuyên gia Đại học Saxion giới thiệu).

14h00 – 15h30: Lợi ích từ Kinh tế tuần hoàn với doanh nghiệp (TS Nguyễn Công Thành, Giảng viên Đại học Kinh tế Quốc Dân) .

15h30 – 17h00: Một số điểm mới của Luật bảo vệ môi trường 2020 về áp dụng mô hình Kinh tế tuần hoàn tại Doanh nghiệp (Luật sư Hà Huy Phong).

Ngày 1/7:

8h30 – 9h30: Hướng dẫn về Bộ công cụ kinh tế tuần hoàn và cách thức xây dựng (Chuyên gia Đại học Saxion giới thiệu).

9h35 – 11h30: Chính sách và khuôn khổ pháp lý về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam (TS Lại Văn Mạnh – ISPONRE).

14h00 – 15h: Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam (PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện chính sách Kinh tế Môi trường).

15h00 – 17h30: Một số nội dung về mô hình phát triển bền vững (PGS.TS Nguyễn Danh Sơn).

Ngày 2/7:

Tham quan mô hình kinh tế tuần hoàn tại Khu Công nghiệp Nam Cầu Kiên, Tp. Hải Phòng.

Thông tin đăng ký

Thời gian: 30/6, 1/7, 2/7/2022
Địa điểm: Phòng họp tầng 1, Cung Trí thức thành phố Hà Nội, số 1 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Liên hệ: 0917.39.66.56 (A. Dương)
Email: [email protected]

PV

Bạn đang đọc bài viết Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp tại Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Campuchia quyết tâm xây kênh đào Phù Nam Techo
Thủ tướng Camphuchia Hun Manet khẳng định rằng kênh đào Phù Nam Techo, với chi phí xây dựng 1,7 tỷ USD sẽ chỉ phục vụ việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước và không gây ra mối đe dọa an ninh nào cho các quốc gia khác.

Tin mới