Thứ năm, 03/04/2025 11:09 (GMT+7)
Thứ hai, 08/04/2024 13:50 (GMT+7)

Khí làm lạnh hại gấp hàng nghìn lần carbon đang được buôn lậu vào châu Âu

Theo dõi KTMT trên

Khí Hydrofluorocarbons (HFC) là một loại khí nhà kính tuy chỉ chiếm 2% nhưng lại có sức tàn phá bầu khí quyển ở mức đáng báo động.

Báo cáo của Cơ quan Điều tra Môi trường (Environmental Investigation Agency - EIA) cho biết, một lượng lớn khí gây hại cho bầu khí quyển đang được buôn lậu bất hợp pháp vào châu Âu. Được biết, lượng khí này là khí hydrofluorocarbons (HFC) có nguồn gốc từ Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Khí HFC là dung môi làm lạnh được sử dụng trong các thiết bị tủ lạnh, điều hòa không khí... Nhiều báo cáo cho thấy, khí HFC chiếm 2% lượng khí thải nhà kính nhưng lại rất gây hại tới bầu khí quyển, góp phần lớn gây ra sự nóng lên Trái đất. Theo ước tính, khí HFC còn hại hơn khí carbon hàng trăm đến hàng nghìn lần.

Khí làm lạnh hại gấp hàng nghìn lần carbon đang được buôn lậu vào châu Âu - Ảnh 1
Khí HFC là dung môi làm lạnh cho các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy điều hòa.

Từ năm 2016, Liên minh châu Âu đã quyết tâm giảm lượng khí HFC trong sản xuất nhưng bất chấp cam kết này, những kẻ buôn lậu vẫn tìm mọi cách và sử dụng thủ thuật ngày càng tinh vi hơn để tránh bị phát hiện. Trước tình hình này, các cơ quan thực thi pháp luật ở Liên minh châu Âu đang phải gồng mình theo dõi các chuyến hàng bất hợp pháp đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Nga hoặc Ukraina. Ông Fin Walravens, Quản lý cấp cao của EIA cho biết, lý do mà những kẻ buôn lậu vẫn cố buôn bán bất hợp pháp khí HFC là vì lợi nhuận cực cao.

Để giảm dần lượng khí HFC trong sản xuất, các nhà cung cấp và người mua sẽ được một hạn ngạch cắt giảm. Tuy nhiên, trong tình hình nhu cầu vẫn tăng cao thì yêu cầu về cắt giảm đã đẩy giá khí HFC lên cao. Điều này đã kích thích những kẻ buôn lậu.

Theo báo cáo của EAI năm 2021, khí HFC bất hợp pháp được nhập lậu chiếm từ 20 - 30 % khối lượng giao dịch hợp pháp ở châu Âu. Con số này tương đương với 30 triệu tấn carbon. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia sản xuất khí HFC lớn nhất thế giới với 39 nhà sản xuất và 185 triệu tấn trong năm 2024.

Bản sửa đổi Kigali của Nghị   định thư Montreal là một thỏa thuận quốc tế nhằm giảm tiêu thụ và sản xuất khí HFC. Đây là bản thỏa thuận có ràng buộc về mặt pháp lý và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/10/2016. Theo đó, châu Âu và các quốc gia công nghiệp khác phải cam kết cắt giảm 85% việc sử dụng khí HFC trong giai đoạn từ năm 2012 - 2036.

Theo: Reteurs

Gia Tuệ

Bạn đang đọc bài viết Khí làm lạnh hại gấp hàng nghìn lần carbon đang được buôn lậu vào châu Âu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Lợi nhuận của FE CREDIT trở lại đường đua tăng trưởng
Năm 2024 đã kiểm toán, FE CREDIT đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu. Năm 2025, công ty tài chính tiêu dùng với thị phần lớn nhất Việt Nam xác định mục tiêu duy trì đà tăng trưởng và phát triển..
Vì sao vé xem DIFF luôn “hot” qua nhiều mùa?
Chỉ còn hai tháng nữa là Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ chính thức khai mạc. Rất nhiều du khách đã háo hức săn vé DIFF ngay từ lúc này để thưởng thức “đại tiệc ánh sáng” của thành phố bên sông Hàn.