Thứ hai, 09/09/2024 22:10 (GMT+7)
Thứ tư, 15/11/2023 06:35 (GMT+7)

Khai thác, sử dụng hiệu quả thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường

Theo dõi KTMT trên

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 15/2023/TT-BTNMT quy định về cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường.

Khai thác, sử dụng hiệu quả thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường - Ảnh 1
Khai thác, sử dụng hiệu quả thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường.

Thông tư nêu rõ, cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường là tập hợp thông tin, dữ liệu quan trắc về tài nguyên và môi trường được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử, bao gồm: Cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia; cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường lĩnh vực; cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường bộ, ngành; cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường cấp tỉnh; cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường của tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; cơ sở dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường.

Cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia là cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường được tổng hợp, liên kết, tích hợp từ các cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường trên phạm vi toàn quốc, phục vụ mục đích kết nối, cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường theo quy định, bao gồm: Dữ liệu chủ quan trắc tài nguyên và môi trường; dữ liệu danh mục dùng chung quan trắc tài nguyên và môi trường; dữ liệu tổng hợp, chuyên đề quan trắc tài nguyên và môi trường; siêu dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường; danh mục dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường.

Cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường lĩnh vực là tập hợp thông tin, dữ liệu quan trắc theo lĩnh vực chuyên ngành tài nguyên và môi trường, bao gồm: Cơ sở dữ liệu quan trắc thuộc lĩnh vực đất đai; cơ sở dữ liệu quan trắc thuộc lĩnh vực tài nguyên nước; cơ sở dữ liệu quan trắc thuộc lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, địa chất; cơ sở dữ liệu quan trắc thuộc lĩnh vực môi trường; cơ sở dữ liệu quan trắc thuộc lĩnh vực khí tượng thủy văn; cơ sở dữ liệu quan trắc thuộc lĩnh vực đo đạc và bản đồ; cơ sở dữ liệu quan trắc thuộc lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; cơ sở dữ liệu quan trắc thuộc lĩnh vực viễn thám; cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường khác theo quy định của pháp luật. (1)

Cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường cấp tỉnh là tập hợp thông tin, dữ liệu quan trắc về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bao gồm: Cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường theo quy định (1) thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh; cơ sở dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường; cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường khác không thuộc 2 trường hợp vừa nêu.

Cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường bộ, ngành là tập hợp thông tin, dữ liệu quan trắc về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành và do các bộ, ngành xây dựng, quản lý.

Cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường của tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế là tập hợp thông tin, dữ liệu quan trắc về tài nguyên và môi trường do các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế xây dựng, quản lý.

Cơ sở dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường

Theo Thông tư, cơ sở dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường là tập hợp thông tin, dữ liệu mở quan trắc về tài nguyên và môi trường được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử.

Cơ sở dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường là thành phần của cơ sở dữ liệu mở về tài nguyên và môi trường.

Dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường do các tổ chức, cá nhân cung cấp được cập nhật vào cơ sở dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường và được kiểm tra trước khi công bố.

Dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường được đưa vào danh mục dữ liệu mở tài nguyên và môi trường để chia sẻ, cung cấp kịp thời cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thông tư nêu rõ, dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường được cung cấp trên Cổng dữ liệu của bộ, ngành, địa phương thông qua các dịch vụ chia sẻ dữ liệu hoặc đóng gói và cho phép tổ chức, cá nhân tải về sử dụng.

Danh mục dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường phải được rà soát, sửa đổi (nếu có) theo tình hình thực tế và định kỳ; dữ liệu mở đã công bố theo danh mục phải được cập nhật hoặc bổ sung (nếu có) trong thời hạn không quá 03 tháng kể từ thời điểm công bố.

Theo Thông tư, cần tiếp nhận ý kiến phản hồi của tổ chức, cá nhân trên Cổng dữ liệu để xác định mức độ ưu tiên và thực hiện công bố dữ liệu mở phù hợp với nhu cầu.

Việc khai thác, sử dụng dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường tuân thủ theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.

Thông tư nêu rõ, tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường theo quy định.

Trường hợp thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường được khai thác trên môi trường điện tử thông qua Cổng dữ liệu, dưới dạng các dịch vụ dữ liệu, thực hiện như sau:

1- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu sử dụng dịch vụ thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng dữ liệu và được xác thực thông qua Hệ thống định danh và xác thực điện tử;

2- Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu theo đúng nội dung cam kết sử dụng dịch vụ dữ liệu và hướng dẫn của đơn vị cung cấp dữ liệu;

3- Trong quá trình khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân thông báo, phản ánh với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường theo quy định.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2023.

Theo Báo Chính phủ

Bạn đang đọc bài viết Khai thác, sử dụng hiệu quả thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chủ xe VF 6: “Hoàn toàn tự tin đi xuyên Việt“
Sau hành trình du lịch từ Hà Nội vào Gia Lai bằng VinFast VF 6, anh Đỗ Hoàng Thái Bảo (Hà Nội) nhận thấy chiếc xe hoàn toàn có thể chạy xuyên Việt dễ dàng nhờ động cơ mạnh mẽ, hệ thống ADAS an toàn và phạm vi hoạt động vượt kỳ vọng.