Thứ năm, 21/11/2024 23:31 (GMT+7)
Thứ ba, 26/12/2023 08:27 (GMT+7)

Kết quả thí nghiệm cát biển thay thế vật liệu san lấp có khả quan?

Theo dõi KTMT trên

Qua các thí nghiệm và quan trắc bước đầu cho kết quả tích cực trong việc dùng cát biển thay cát sông làm vật liệu san lấp. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã xác định được vị trí có thể khai thác cát biển phục vụ thi công cao tốc.

Đánh giá thí điểm cát biển làm cao tốc

Mới đây, Hội thảo khoa học công nghệ đánh giá kết quả thực hiện thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng, do Bộ Giao thông vận tải vừa diễn ra. Tại hội nghị, đại diện Ban quản lý Dự án Mỹ Thuận (Ban QLDA Mỹ Thuận) cho biết, kết quả quan trắc các thông số môi trường đã thực hiện tháng 4, 5, 6, 7, 9, 11 (đang thực hiện) của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc thi công cát biển tại ĐT978 có ảnh hưởng đến môi trường.

Kết quả thí nghiệm cát biển thay thế vật liệu san lấp có khả quan? - Ảnh 1
Đánh giá thí điểm cát biển làm cao tốc cho tín hiệu tích cực. Ảnh: Minh họa. 

Khối lượng cát biển cho đoạn tuyến thí điểm có diện tích khoảng 5.800 m2. Cát biển sử dụng cho đoạn tuyến được khai thác bằng tàu xói hút tại khu vực mỏ thuộc xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Cũng theo Ban QLDA Mỹ Thuận, mẫu cát biển được phân tích đánh giá chất lượng trầm tích khoáng sản thông qua phân tích 19 chỉ tiêu hóa học và so sánh với các giá trị giới hạn các thông số chất lượng trầm tích nước ngọt, nước mặn và nước lợ cho thấy, các chỉ tiêu đã được phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép.

Phát biển tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Thành, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT nhận định, công tác thí điểm cát biển làm vật liệu đắp nền đường đã cho ra một số kết quả tương đối khả quan. Kết cấu quan trắc độ lún, biến dạng qua thời gian qua bước đầu cho thấy nền đường ổn định. 

Đại đa số các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà cho rằng, thông quan công tác thí nghiệm và quan trắc, cát biển hoàn toàn có thể dùng được thi công đắp nền đường dự án ngành giao thông vận tải. 

Trong tương lai, Bộ Xây dựng sẽ có quy hoạch, sắp xếp lại theo từng vùng cát biển xây dựng phương án quy hoạch khai thác cát không chỉ trong 6 hay 12 hải lý mà còn là cát ngoài khơi. Qua đó nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trong tương lai.

Xác định được vị trí có thể khai thác cát biển

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai Dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

Theo đó tại khu B1, đơn vị thực hiện Dự án đã khoanh định được 1 thân khoáng cát biển có diện tích 160,3 km2, phân bố nằm ngay trên bề mặt đáy biển. Cấu tạo thân khoáng là các thành tạo cát hạt mịn, bở rời, lẫn ít bột; tính đồng nhất về thành phần, độ hạt khá cao.

Các chỉ tiêu đã đáp ứng yêu cầu làm vật liệu san lấp hạ tầng đô thị theo TCVN 5747:1993; đáp ứng được các chỉ tiêu cơ bản làm vật liệu san lấp nền đường ô tô theo TCVN 9436:2012. 

Về khu vực đề xuất chuyển sang giai đoạn thăm dò khai thác, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lựa chọn được khu vực diện tích 32 km2, có khoáng sản cát làm vật liệu san lấp với chiều dày trung bình 4,5m, hàm lượng tổng cát 86%, tài nguyên cấp 222 là 145 triệu m3, phân bố tại khu vực biển độ sâu phổ biến 2- 5m, cách bờ (cửa Định An tính đến biên gần nhất) 20 km, có điều kiện khai thác khả thi.

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, diện tích B1 đủ điều kiện chuyển giao đơn vị khai thác ngay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Kết quả thí nghiệm cát biển thay thế vật liệu san lấp có khả quan?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.