Thứ năm, 25/04/2024 08:02 (GMT+7)
Thứ ba, 08/11/2022 08:23 (GMT+7)

Hướng đến duy trì cam kết bảo vệ rừng với sự tham gia của hơn 25 nước thuộc nhóm đối tác mới

Theo dõi KTMT trên

Ngày 7/11, tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại Ai Cập, hơn 25 quốc gia đã nhất trí tham gia nhóm đối tác mới nhằm thể hiện trách nhiệm với cam kết chấm dứt nạn phá rừng.

Ngày 7/11, tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại Ai Cập, hơn 25 quốc gia đã nhất trí tham gia nhóm đối tác mới nhằm thể hiện trách nhiệm với cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, đồng thời công bố tài trợ hàng tỷ USD cho những nỗ lực này.

25 nước tham gia nhóm đối tác mới nhằm duy trì cam kết bảo vệ rừng

Khuôn khổ mới được thành lập mang tên Quan hệ đối tác của các Lãnh đạo về Rừng và Khí hậu với sự tham gia của các nước Nhật Bản, Pakistan, Cộng hòa Congo, Anh và nhiều nước khác. Diện tích rừng của các nước tham gia nhóm chiếm 35% tổng diện tích rừng trên thế giới. Nhóm đặt mục tiêu họp 2 lần/năm để theo dõi tiến triển trong việc thực hiện cam kết chấm dứt nạn phá rừng. 

Hướng đến duy trì cam kết bảo vệ rừng với sự tham gia của hơn 25 nước thuộc nhóm đối tác mới - Ảnh 1
Ảnh minh họa. 

Cuộc họp đầu tiên của nhóm do 2 nước Ghana và Mỹ chủ trì diễn ra ngay trong ngày 7/11, một năm sau hội nghị COP26 tại Anh, khi hơn 140 lãnh đạo cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào cuối thập kỷ này. Từ đó đến nay, mới chỉ có một số nước đưa ra các chính sách quyết liệt hơn nhằm ngăn chặn nạn phá rừng và tài trợ cho các nỗ lực chấm dứt hành vi trái phép này.

Trong một tuyên bố, ông Alok Sharma, người giữ chức Chủ tịch COP26 năm ngoái, cho biết khuôn khổ quan hệ đối tác mới này là bước tiến quan trọng tiếp theo để cùng thực hiện cam kết nói trên và giúp duy trì mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt toàn cầu dưới 1,5 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Các báo cáo cho thấy khoảng 22% trong số 12 tỷ USD quỹ công mà chính phủ một số nước năm ngoái cam kết đóng góp trong giai đoạn 2021-2025 đã được giải ngân để hỗ trợ các nước đang phát triển bảo vệ rừng. Trong tuyên bố mới nhất, Đức cho biết sẽ tăng gấp đôi khoản tài trợ lên 2 tỷ euro (1,97 tỷ USD) đến năm 2025 cho công tác bảo vệ rừng.

Cam kết bảo vệ các khu rừng trên trái đất tại COP26

Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) diễn ra tại thành phố Glasgow (Scotland, Vương quốc Anh), các nhà lãnh đạo thế giới đã đưa ra cam kết bảo vệ các khu rừng trên Trái đất, cắt giảm lượng khí metan và giúp Nam Phi loại bỏ dần việc sử dụng than. Đây là một phần trong hàng loạt các thỏa thuận của Hội nghị nhằm kiểm soát sự nóng lên trên toàn cầu theo Hiệp định Paris 2015.

Hướng đến duy trì cam kết bảo vệ rừng với sự tham gia của hơn 25 nước thuộc nhóm đối tác mới - Ảnh 2
Cam kết bảo vệ những khu rừng trên Trái Đất tại COP26. 

Các chuyên gia và giới quan sát cho biết việc thực hiện cam kết đẩy lùi nạn phá rừng là bước đi quan trọng để hạn chế biến đổi khí hậu, nhưng cũng có ý kiến cho rằng những lời hứa như vậy đã được đưa ra trước đó mà hầu như không phát huy tác dụng. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho biết trên Twitter: “Ký kết tuyên bố là một việc dễ dàng. Điều cần thiết là cam kết phải được thực hiện ngay bây giờ cho nhân loại và hành tinh".

Những khu rừng nhiệt đới là "lá phổi xanh" của thế giới, là nơi hấp thụ carbon dioxide từ khí quyển. Nhưng việc khai thác gỗ để phục vụ như một loại hàng hóa và nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng đã dẫn đến tình trạng chặt phá rừng bất hợp pháp diễn ra thường xuyên trên diện rộng, đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển. Người bản địa tại địa phương đó là đối tượng gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.

Linh Chi

Bạn đang đọc bài viết Hướng đến duy trì cam kết bảo vệ rừng với sự tham gia của hơn 25 nước thuộc nhóm đối tác mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4, Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.