Thứ bảy, 27/04/2024 14:15 (GMT+7)
Thứ ba, 24/10/2023 18:00 (GMT+7)

Hơi thở Môi trường 24h ngày 24/10: Khởi công xây dựng rạch ô nhiễm nhất TP.HCM

Theo dõi KTMT trên

Thái Lan dự báo ô nhiễm không khí trầm trọng hơn trong năm nay; Khởi công cải tạo rạch Xuyên Tâm vào tháng 8/2024; 4 nữ du khách nước ngoài bị lũ cuốn ở Lâm Đồng.

Khả năng thiếu điện vẫn có thể xảy ra trong các tháng 6 và 7 năm 2024; Thái Lan dự báo ô nhiễm không khí trầm trọng hơn trong năm nay; Khởi công cải tạo rạch Xuyên Tâm vào tháng 8/2024; 4 nữ du khách nước ngoài bị lũ cuốn ở Lâm Đồng; Thêm một sân bay được xử lý xong chất độc dioxin; Đã có kết quả mẫu giám sát nước sông Sa Lung; Phê duyệt 70 khu vực không đấu giá quyền khai thác; ... đó là những thông tin về Môi trường trong ngày 24/10 Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường tổng hợp lại trong ngày.   

Khả năng thiếu điện vẫn có thể xảy ra trong các tháng 6 và 7 năm 2024

Bộ Công Thương mới có báo cáo Thủ tướng cập nhật kế hoạch cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân các tháng cuối năm 2023 và năm 2024. Theo đó, các tháng cuối năm 2023, cung ứng điện sẽ được đảm bảo, nhưng sang đến năm 2024, thiếu điện vẫn có thể xảy ra vào tháng 6 và tháng 7/2024.

Hơi thở Môi trường 24h ngày 24/10: Khởi công xây dựng rạch ô nhiễm nhất TP.HCM - Ảnh 1
Tháng 6 và 7 năm 2024 khả năng thiếu điện. 

Do các tổ máy nhiệt điện miền Bắc phải thực hiện bảo dưỡng sửa chữa theo kế hoạch để chuẩn bị sẵn sàng cho phát điện mùa khô năm 2024, công suất dự phòng miền Bắc ở mức thấp tại một số thời điểm trong các tháng cuối năm 2023.  

Để đảm bảo hệ thống điện, Bộ Công Thương sẽ yêu cầu EVN chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia phối hợp chặt chẽ với các Đơn vị quản lý vận hành hồ chứa thủy điện cập nhật thường xuyên và bám sát tình hình thủy văn các hồ chứa thủy điện để có kế hoạch vận hành hồ chứa tối ưu và hiệu quả, tuân thủ quy định và các quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ, đảm bảo an ninh cung cấp điện thời gian tới. 

Thái Lan dự báo ô nhiễm không khí trầm trọng hơn trong năm nay

Sáng 24/10, Cơ quan quản lý đô thị Bangkok đã cảnh báo mức độ bụi mịn PM 2.5 không có lợi cho sức khỏe tại nhiều khu vực thủ đô và các tỉnh lân cận như Bang Bon, Bang Khunthian, Bang Phlat, Bang Rak, Klong San, Nong Khaem, Pathumwan.

Giám đốc Cục Quản lý chất lượng không khí và tiếng ồn Thái Lan, ông Pansak Thiramongkol hôm 24/10 cho biết tình trạng không khí ứ đọng dẫn đến sự tích tụ bụi siêu mịn hiện chủ yếu là do khí phát thải từ các phương tiện cơ giới. Kèm với đó, ô nhiễm bụi mịn sẽ trở nên tồi tệ hơn khi khói bụi tràn xuống từ các khu vực phía Bắc Thái Lan trong thời gian tới.

Khởi công cải tạo rạch Xuyên Tâm vào tháng 8/2024

Ngày 24/10, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM tổ chức họp để thông tin tiến độ triển khai dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (dự án cải tạo Rạch Xuyên Tâm).

Hơi thở Môi trường 24h ngày 24/10: Khởi công xây dựng rạch ô nhiễm nhất TP.HCM - Ảnh 2
Rạch Xuyên Tâm được biết tới là một trong những tuyến rạch ô nhiễm nhất TP.HCM

Theo đó, dự án này vừa được UBND TP.HCM phê duyệt, mức đầu tư hơn 9.600 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2023-2028.

Rạch Xuyên Tâm dài gần 9 km, đi qua quận Gò Vấp và quận Bình Thạnh là 1 trong những tuyến rạch bị ô nhiễm nặng nề nhất của TP.HCM trong hơn 2 thập kỷ qua.  

4 nữ du khách nước ngoài bị lũ cuốn ở Lâm Đồng 

Khoảng 14h ngày 24/10, lũ làm lật xe, cuốn trôi tài xế và các du khách trong chiếc ô tô chở 4 nữ du khách tham quan làng Cù Lần ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

Lực lượng cứu hộ cứu nạn nhanh chóng triển khai tìm kiếm, hiện đã thấy tài xế và hai du khách. Trong đó, hai nạn nhân được xác định đã tử vong. Tài xế đang được cấp cứu. Hai người mất tích đang được tìm kiếm. 

Thêm một sân bay được xử lý xong chất độc dioxin

Sáng 24/10, Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng) công bố hoàn thành xử lý hiện trường đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Thừa Thiên Huế với trọng điểm là sân bay A So là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề của chất độc hóa học. Sau chiến tranh, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện A Lưới nói riêng là một trong những địa bàn chịu hậu quả nặng nề của chất độc dioxin.  

Hơi thở Môi trường 24h ngày 24/10: Khởi công xây dựng rạch ô nhiễm nhất TP.HCM - Ảnh 3
Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng) đã công bố hoàn thành xử lý hiện trường đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So. 

Sau gần 3 năm thực hiện (từ năm 2020), Dự án "Xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế" đã thực hiện xử lý xong 5 luống đất nhiễm chất độc dioxin bằng phương pháp chôn lấp cô lập và thực hiện xử lý xong 1 luống bằng phương pháp phân hủy sinh học.

Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương khẳng định, việc hoàn thành dự án là một dấu mốc lớn có ý nghĩa quan trọng. Từ một điểm nóng ô nhiễm dioxin, sân bay A So đã được hoàn trả môi trường trong sạch. Điều này, càng đặc biệt có ý nghĩa đối với A So là vùng sâu, giáp biên giới, người dân chủ yếu là đồng bào còn rất khó khăn.

Đã có kết quả mẫu giám sát nước sông Sa Lung

Theo đại diện Chi Cục thủy lợi (thuộc Sở NN&PTNN tỉnh Quảng Trị) kết quả giám sát chất lượng nước hệ thống công trình thủy lợi Sa Lung (huyện Vĩnh Linh) đã có. Cụ thể, phần lớn các thông số thực hiện quan trắc môi trường nước sông nằm trong giới hạn quy định, ngoại trừ một số thông số vượt giới hạn quy định. 

Hơi thở Môi trường 24h ngày 24/10: Khởi công xây dựng rạch ô nhiễm nhất TP.HCM - Ảnh 4
Nước sông Sa Lung có mùi hôi thôi bất thường. Ảnh: TTXVN.

Thời điểm quan trắc, chất lượng nước tại hồ thủy lợi phía trên đập ngăn mặn Sa Lung không thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, bơi lội, vui chơi dưới nước. Không thể sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, nông nghiệp nếu không có các biện pháp xử lý phù hợp.

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo, để sử dụng nguồn nước tại hồ thủy lợi phía trên đập ngăn mặn Sa Lung cần có biện pháp kiểm soát chất lượng nguồn nước thường xuyên, liên tục. 

Phê duyệt 70 khu vực không đấu giá quyền khai thác 

UBND tỉnh đã phê duyệt 70 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Trong số này, có 69 khu vực đã được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản và 1 khu vực tại thành phố Gia Nghĩa phải hạn chế hoạt động khai thác khoáng sản do nằm gần công trình thủy điện. 

Trong danh sách này, nhiều nhất là các mỏ đá xây dựng, kế đến là mỏ cát xây dựng, than bùn, sét gạch ngói và đá granite… Ngoại trừ một khu vực hạn chế hoạt động khai thác do nằm gần công trình thủy điện, các mỏ còn lại đều đã được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, trong đó có 53 mỏ cũng đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản. 

Phạm Thu

Bạn đang đọc bài viết Hơi thở Môi trường 24h ngày 24/10: Khởi công xây dựng rạch ô nhiễm nhất TP.HCM. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới