Thứ sáu, 29/03/2024 21:37 (GMT+7)
Thứ sáu, 17/02/2023 07:05 (GMT+7)

Hội đồng EPR quốc gia: Tư vấn quản lý, giám sát trách nhiệm tái chế chất thải

Theo dõi KTMT trên

Bộ TN&MT quyết định thành lập Hội đồng EPR quốc gia nhằm thực hiện quy định của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định số 252/QĐ-BTNMT thành lập Hội đồng EPR quốc gia nhằm thực hiện quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Theo Quyết định số 252/QĐ-BTNMT, Hội đồng EPR quốc gia có nhiệm vụ chính là tư vấn, giúp Bộ trưởng Bộ TN&MT quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tư vấn, giúp Bộ trưởng quản lý, sử dụng tiền đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì, thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Hội đồng EPR quốc gia: Tư vấn quản lý, giám sát trách nhiệm tái chế chất thải - Ảnh 1
Thành lập Hội đồng EPR quốc gia nhằm thực hiện quy định của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Thực hiện nhiệm vụ này, Hội đồng EPR quốc gia sẽ tổ chức xây dựng tiêu chí, ưu tiên, mức hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế, hoạt động xử lý chất thải và đề xuất Bộ TN&MT xem xét, phê duyệt để công bố công khai; thẩm định, biểu quyết thông qua các hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì, hoạt động xử lý chất thải của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật và trình Bộ TN&MT xem xét, phê duyệt; thông qua Quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu và hỗ trợ xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu và trình Bộ trưởng BT&MT xem xét, ban hành...

Về cơ cấu tổ chức, Bộ trưởng Bộ TN&MT là Chủ tịch Hội đồng EPR quốc gia. Thứ trưởng Bộ TN&MT là Phó Chủ tịch thường trực và Lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là Phó Chủ tịch. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT là Ủy viên thường trực. Các ủy viên của Hội đồng EPR quốc gia gồm đại diện của các Bộ: TN&MT, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương; đại diện Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam và Hiệp hội Xử lý chất thải Việt Nam.

Hội đồng EPR quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, bảo đảm nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành. Hội đồng EPR quốc gia được sử dụng con dấu của Bộ TN&MT trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được Bộ trưởng Bộ TN&MT giao.

Trước đó, theo Tổng cục Môi trường cho biết, Hội đồng EPR quốc gia được thành lập theo đúng quy định tại Điều 88, Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn, giúp Bộ trưởng Bộ TN&MT quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì, thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu; tổ chức xây dựng tiêu chí ưu tiên, mức hỗ trợ tài chính cho các hoạt động, sản phẩm tái chế và hoạt động xử lý chất thải và đề xuất Bộ trưởng xem xét để công bố công khai theo quy định.

Đồng thời, Hội đồng cũng có nhiệm vụ thẩm định, biểu quyết thông qua các đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì, phục vụ hoạt động xử lý chất thải của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật và trình Bộ TN&MT xem xét, phê duyệt; thông qua và trình Bộ trưởng ban hành quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính vào Quỹ bảo vệ môi trường để hỗ trợ xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu; tổ chức xây dựng kế hoạch và báo cáo hoạt động hàng năm của Hội đồng.

Theo Viện Chiến lược, Chính sách và tài nguyên môi trường (Bộ TN&MT), EPR là việc các nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm quản lý bao bì sản phẩm của mình khi chúng bị thải bỏ ra môi trường. Những chai, hộp, lọ, túi, bao bì đóng gói sản phẩm phải được thu hồi, phân loại, tái chế sau khi sản phẩm bên trong đã được sử dụng hết.

EPR cho thấy trách nhiệm của nhà sản xuất không chỉ dừng lại ở sản phẩm, mà trách nhiệm mở rộng là quản lý chất thải sau tiêu dùng. EPR khuyến khích người sản xuất cân nhắc đến vấn đề môi trường ngay từ khâu thiết kế sản phẩm. Việc thực hiện EPR được nhìn nhận như một hình thức để doanh nghiệp thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội tích cực của mình.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Hội đồng EPR quốc gia: Tư vấn quản lý, giám sát trách nhiệm tái chế chất thải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Còn ai dám... ‘úp mặt’ vào sông quê!
Xin mượn lời bài hát “khúc hát sông quê” của nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo để mở đầu cho bài viết này: “Con cá dưới sông, cây trồng trên bãi… Bầy trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn, một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng”…

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.