Thứ sáu, 04/04/2025 03:40 (GMT+7)
Thứ sáu, 08/10/2021 15:00 (GMT+7)

Hệ sinh thái tự nhiên bị đe dọa bởi các tác động của con người như thế nào?

Theo dõi KTMT trên

Con người là một sinh vật của hệ sinh thái có số lượng lớn. Tuy nhiên, các hoạt động của con người lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa tới tự nhiên. Vậy con người đã tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất ra sao?

Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, khiến các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt. Bên cạnh đó, môi trường bị ô nhiễm là nguyên nhân gây thủng tầng ozone, Trái Đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt xuất hiện ngày càng nhiều.

Vậy con người đã tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên như thế nào?

Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái

Cơ chế của hệ sinh thái tự nhiên là tiến tới tỉ lệ P/R≈1; P/B≈0. Cơ chế này không có lợi cho con người, vì con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình bằng cách tạo ra hệ sinh thái có P/R>1 và P/B>0.

Do vậy, con người thường tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo (đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng lương thực thực phẩm), song các hệ sinh thái này thường kém ổn định. Ðể duy trì các hệ sinh thái nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón.

Hệ sinh thái tự nhiên bị đe dọa bởi các tác động của con người như thế nào? - Ảnh 1
Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỉ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hóa thạch. 

Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên

Con người sử dụng năng lượng hóa thạch trong các hoạt động sản xuất của mình, đồng thời tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2 thải ra môi trường.... Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỉ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hóa thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên.

Bên cạnh đó, các hoạt động của con người trên Trái Đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, như đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn... Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước...

Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái

Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng. Cụ thể, chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu…; Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.

Hệ sinh thái tự nhiên bị đe dọa bởi các tác động của con người như thế nào? - Ảnh 2
Phá rừng làm gia tăng quá trình xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hòa nước và trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, cải tạo đầm lầy thành đất canh tác sẽ khiến các vùng đất ngập nước quan trọng mất đi, đe dọa tới môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.

Tác động vào cân bằng sinh thái

Có thể thấy rằng, các hoạt động săn bắn và đánh bắt quá mức của con người đã gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng sự mất cân bằng sinh thái. Đặc biệt, việc săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loài động vật quý hiếm.

Ngoài ra, việc chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật, lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Theo đó, các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, nó có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc gây ra nhiều tác động khác có hại đến các loài sinh vật hoặc đối với con người.

Bên cạnh đó, các hoạt động của con người còn tạo ra các hợp chất nhân tạo ảnh hưởng tới các hệ sinh thái, mà các loài sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại…

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì vậy, con người phải biết khai thác, sử dụng hợp lí, bảo tồn và giữ gìn để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Trong bối cảnh các hệ sinh thái đang bị phá hủy và suy yếu trên toàn thế giới, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các nước hành động quyết liệt để bảo vệ đa dạng sinh học. “Loài người đang tiến hành một 'cuộc chiến vô nghĩa' chống lại thiên nhiên, do vậy chỉ có hành động mạnh mẽ mới có thể chấm dứt tình trạng khủng hoảng sinh học”.

Theo đó, thế giới cần một cơ cấu khung về đa dạng sinh học sau năm 2020 nhằm truyền cảm hứng hành động trên toàn thế giới với sự tham gia của mọi chính phủ, doanh nghiệp và công dân. Mỗi người phải hành động với sự hiểu biết rằng bảo vệ thiên nhiên sẽ tạo ra một thế giới công bằng hơn, lành mạnh hơn và bền vững hơn.

Thùy Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hệ sinh thái tự nhiên bị đe dọa bởi các tác động của con người như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025
Thí điểm dự án nhà ở thương mại theo thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất, phân bổ vốn đầu tư công và quản lý kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững… là những chính sách nổi bật về kinh tế có hiệu lực từ tháng 4/2025.
Hai hình thức giao dịch trên thị trường giao dịch carbon
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sàn giao dịch carbon trong nước, hướng dẫn việc giao dịch, lưu ký, thanh toán hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon trên sàn giao dịch carbon trong nước.

Tin mới

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục
Ba tháng đầu năm, TP. Hải Phòng thu ngân sách đạt hơn 47.800 tỷ đồng, hơn 40% dự toán thu ngân sách cả năm nay. Đây là thông tin được công bố tại phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3 của UBND Thành phố Hải Phòng diễn ra sáng nay (3/4).
Kinh tế Hải Dương tăng trưởng tích cực trong quý 1
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị (mở rộng) để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025, theo đó, trong 3 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực của Hải Dương đạt mức tăng trưởng rất tích cực.