Thứ sáu, 26/04/2024 14:13 (GMT+7)
Thứ bảy, 01/08/2020 12:00 (GMT+7)

Hé lộ phương án cải tạo Mã Pì Lèng Panorama mang dấu ấn văn hoá truyền thống

Theo dõi KTMT trên

Theo UBND tỉnh Hà Giang, địa phương này đang triển khai phá dỡ, cải tạo tổ hợp nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama tại đèo Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc, Hà Giang).

Hé lộ phương án cải tạo Mã Pì Lèng Panorama mang dấu ấn văn hoá truyền thống - Ảnh 1
Phối cảnh công trình Panorama sau khi hoàn thành.

Theo đó, chính quyền sở tại thống nhất không phá dỡ toàn bộ công trình Panorama mà cải tạo thành điểm dừng chân, không có lưu trú. Đồng thời, tòa nhà này được cải tạo theo hướng kiến trúc truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc trên cao nguyên đá Đồng Văn, đảm bảo an toàn và xử lý rác thải theo quy định.

Được biết, bản thiết kế phá dỡ, cải tạo đang được áp dụng đối với nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama đã được Ủy ban UNESCO, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng các bên có liên quan đồng ý. Việc tháo dỡ, giám sát, cải tạo công trình này thuộc thẩm quyền của UBND huyện Mèo Vạc.

Hé lộ phương án cải tạo Mã Pì Lèng Panorama mang dấu ấn văn hoá truyền thống - Ảnh 2

Theo báo Xây dựng, đại diện Sở Xây dựng Hà Giang cho biết, phương án cải tạo dự án Điểm dừng chân hẻm vực Tu Sản Mã Pì Lèng đã được UBND tỉnh thông qua, theo đó sẽ bỏ đi một tầng phía bên trên, một số sàn thì cắt bớt đi không để phòng nghỉ ở đó nữa, chỉ có cafe và chụp ảnh. Quan trọng là không cho lưu trú.

Cụ thể tổng thể công trình sẽ giảm chức năng lưu trú đến mức tối đa trên cơ sở hiện trạng; cắt giảm theo tính toán các hệ mái đua ra để không chắn tầm nhìn từ cung đường Quốc lộ 4C từ cả hai hướng tiếp cận. Bên cạnh đó các cải tạo hình khối, vật liệu, màu sắc và các chi tiết kiến trúc cũng sẽ được cải tạo để công trình mang dấu ấn văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương, hài hòa cảnh quan tự nhiên xung quanh, tạo điểm nhấn bằng các loài cây, hoa đặc trưng của địa phương.

Hé lộ phương án cải tạo Mã Pì Lèng Panorama mang dấu ấn văn hoá truyền thống - Ảnh 3

Đối với giải pháp kiến trúc, khối tiếp đón sát đường Quốc lộ 4C có chức năng: Quản lý, đón tiếp, dịch vụ Cafe. Công tác cải tạo bao gồm: Cắt khối tam giác nhô ra để lại hình khối vuông vức; cải tạo mái bằng thành mái dốc 02 lớp, lợp ngói âm dương theo truyền thống nhà của người dân tộc H’mông; tường ốp đá phiến, sân trước lát đá tự nhiên kết hợp trồng thảm cỏ, vườn hoa.

Đối với khối công trình giật cấp men theo sườn đồi có chức năng ngắm cảnh, dịch vụ Cafe, kho, vệ sinh, công tác cải tạo gồm: Đục bỏ theo thiết kế các mảng tường bao che, để lại hệ khung bê tông cốt thép và một số diện tường; dỡ bỏ phần mái đua ra ở các cốt cao độ: 0.000, -2.500, -5.000. Riêng cao độ 0.000 chỉ tháo dỡ một nửa hệ mái để không gây đột biến cao độ giữa khối đón tiếp và phần công trình còn lại; các diện tường còn lại được ốp đá phiến, các sân ngắm cảnh được bao quanh bởi lan can xây tường ốp đá và lan can sắt theo thiết kế, sàn lát đá hoặc trải cỏ nhân tạo.

Đối với sân vườn cảnh quan có chức năng ngắm cảnh, sân vườn, đường dạo, công tác cải tạo: Tận dụng tối đa cảnh quan hiện trạng, kiến tạo hệ thống bậc cấp đồng thời là sân ngắm cảnh; gác xà gỗ làm vườn treo, xây một số bức tường hồi chắn đất ở ranh giới, đầu tường có mái che theo thức kiến trúc nhà ở người H’mông.

Vật liệu xây dựng chính của công trình bao gồm bê tông cốt thép, tường xây, đá hộc, đá phiến, gỗ, ngói âm dương, cây, hoa tại địa phương.

Về kết cấu, công tác cải tạo phá dỡ chỉ nên hướng tới giảm tải, phá dỡ tường và các phần phụ, đề xuất không phá dỡ hệ khung chính sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ công trình và tuổi thọ của mỏm đá. Phần đuôi của công trình ở cuối mỏm đá, là nơi có kết cấu nền đá bất ổn nhất, đề xuất tháo dỡ tường, không đụng chạm đến hệ khung và phần tường tiếp giáp với mặt đất để đảm bảo an toàn tối đa nền móng khối đá gốc.

Hé lộ phương án cải tạo Mã Pì Lèng Panorama mang dấu ấn văn hoá truyền thống - Ảnh 4
Phối cảnh công trình nhìn từ Quốc lộ 4C.

Phương án cải tạo tổ hợp nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama chú trọng việc đưa các chi tiết, họa tiết trang trí của các dân tộc tại địa phương vào công tác hoàn thiện để công trình gần gũi với không gian văn hóa bản địa, đồng thời cũng là nơi giới thiệu văn hoá địa phương với khách du lịch.

Một số hình ảnh phương án cải tạo Mã Pì Lèng Panorama:

Hé lộ phương án cải tạo Mã Pì Lèng Panorama mang dấu ấn văn hoá truyền thống - Ảnh 5
Phối cảnh công trình nhìn từ Quốc lộ 4C.
Hé lộ phương án cải tạo Mã Pì Lèng Panorama mang dấu ấn văn hoá truyền thống - Ảnh 6
Phối cảnh công trình Panorama sau khi hoàn thành.
Hé lộ phương án cải tạo Mã Pì Lèng Panorama mang dấu ấn văn hoá truyền thống - Ảnh 7
Công trình Mã Pì Lèng Panorama đang được phá dỡ và cải tạo. (Ảnh Người Lao Động)
Hé lộ phương án cải tạo Mã Pì Lèng Panorama mang dấu ấn văn hoá truyền thống - Ảnh 8
Hình ảnh công trình Panorama trước khi bị phá dỡ. (Ảnh: VOV)

Tổ hợp nhà hàng, nhà nghỉ Panorama Mã Pì Lèng khởi công 4/4/2017, khánh thành 30/4/2019. Tổng mặt bằng hơn 500m2, xây dựng 80% thì bị dừng.

Mã Pì Lèng Panorama có diện tích xây dựng 226 m2, diện tích sàn gần 500 m2 và gần 80 m2 sàn ngắm cảnh khung thép. Công trình được xây dựng tại điểm dừng số 40 dốc Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, gặp phải sự phản đối và tẩy chay của dư luận. Dù nằm ngoài khu vực bảo vệ II của danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng, nhưng nhiều người cho rằng, sự xuất hiện của công trình đã phá vỡ cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ nơi đây.

Trước đó, hồi tháng 3/2020, UBND tỉnh Hà Giang đã chủ trì hội nghị tư vấn xin ý kiến về phương án cải tạo công trình này.

Dự kiến sau vài tháng bắt đầu triển khai, việc phá dỡ, cải tạo tổ hợp nhà hàng này sẽ hoàn thành. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kế hoạch cải tạo nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama buộc phải hoãn một thời gian.

Mai Anh

Bạn đang đọc bài viết Hé lộ phương án cải tạo Mã Pì Lèng Panorama mang dấu ấn văn hoá truyền thống. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng
Theo Tổng Thư ký ASEAN, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.
Hà Tĩnh khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024
Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

Tin mới