Thứ tư, 17/04/2024 03:34 (GMT+7)
Thứ tư, 01/12/2021 10:00 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường

Theo dõi KTMT trên

Hà Tĩnh đang có những tín hiệu tích cực với thực trạng ô nhiễm môi trường, không chỉ tăng cường trồng cây xanh mà thành phố đang đẩy mạnh hạn chế tác động của chất thải nông nghiệp.

Trồng 100.000 cây xanh vì môi trường đô thị

Ông Nguyễn Trọng Hiếu - Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh cho biết: Năm 2020, thành phố Hà Tĩnh đã phát động chương trình 100.000 cây xanh đô thị, đồng thời phát động phong trào xã hội hóa nguồn lực, toàn dân cùng tham gia trồng cây xanh. Nhờ vậy, nhiều không gian đô thị đã từng bước được phủ kín cây xanh, nhiều tuyến đã được trồng cây mới đồng đều gắn với quy hoạch chung, tạo điểm nhấn về cảnh quan đô thị.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân thực hiện các bước khảo sát, thiết kế, lựa chọn cây trồng có giá trị, phù hợp điều kiện sinh thái của từng vùng. 

Hà Tĩnh: Những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường - Ảnh 1
Thành phố đã chia ra các đợt cao điểm ra quân trồng cây xanh. (Ảnh minh họa)

Được biết, để phong trào trồng cây xanh đạt hiệu quả, thành phố đã chia ra các đợt cao điểm ra quân. Thông qua các đợt cao điểm đã vận động, khuyến khích được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia trồng cây. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cụm dân cư chủ động mua cây xanh và tổ chức thực hiện trồng cây, trồng rừng đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả. 

Theo đó, đợt 1 từ cuối tháng 10-11/2021 và đợt 2  từ đầu tháng 1-2/2022. Đến nay, sau một năm phát động, toàn thành phố Hà Tĩnh đã trồng thêm được gần 41.000 cây xanh.

Tổng hợp từ UBND thành phố Hà Tĩnh, chỉ trong hai ngày 27-28/11, địa phương đã trồng mới 7.550 cây xanh đô thị, trong đó 1.100 cây phượng tím, phượng vàng, điệp vàng, chuông vàng, cây gạo được trồng tại Công viên trung tâm, Hồ Thạch Linh, xã Thạch Hưng, dải phân cách đường Ngô Quyền và một số tuyến khác.

Hiện nay, thành phố Hà Tĩnh cũng đã xây dựng được danh mục các loài cây trồng phân theo chức năng và địa điểm trồng để các tổ chức, cá nhân căn cứ vào đó, lựa chọn cây trồng cho phù hợp. 

Hà Tĩnh: Những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường - Ảnh 2
Cây xanh đô thị có kích thước lớn với chương trình rừng trong phố. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, đa phần cây trồng là cây xanh đô thị có kích thước lớn vừa để thực hiện các chương trình “rừng trong phố”, “Rừng phòng hộ”, “Rừng nhiệt đới”, “Rừng tre trúc”, “Công viên xanh”, “Khu sinh thái”, “Bảo tàng cây xanh”... xây dựng các khu vườn theo chủ đề: “Hữu nghị”, “Cổ tích”, “Ký ức” và bổ sung các cây xanh trên các khu vực hồ điều hòa, các tuyến đường giao thông, trường học, bệnh viện, công sở.

Phấn đấu trồng 100.000 cây xanh trong giai đoạn 2020-2025, UBND thành phố Hà Tĩnh giao Ủy ban MTTQ và các đoàn thể bám sát kế hoạch trồng cây xanh để tiếp tục phát động các phong trào thi đua, kêu gọi đoàn viên, hội viên bằng những việc làm thiết thực tăng hiệu quả của việc trồng và bảo vệ cây xanh trên toàn thành phố. Bên cạnh đó, phải xem việc trồng cây xanh gắn liền với việc chăm sóc đã trở thành hoạt động thường xuyên của người dân thành phố.

"Khống chế" ô nhiễm sản xuất nông nghiệp

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Hà Tĩnh: “Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất từ sản xuất là khó tránh khỏi nhưng trên thực tế rất đáng báo động, gây nguy cơ cho sức khỏe, môi trường. Những loại hóa chất này sẽ không thể mất đi trong ngày một, ngày hai, đặc biệt với những loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt tính cao”.

Quan sát trên những cánh đồng ruộng tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh không khó để bắt gặp những hình ảnh người dân sau khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho đồng ruộng thì chai lọ, bao bì bị vứt bừa bãi. Đây cũng chính là xuất phát nguồn trước khi thuốc trực tiếp ngấm vào đất, nguồn nước, phát tán trong không khí.

Hà Tĩnh: Những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường - Ảnh 3
Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và công nghệ Hà Tĩnh đã triển khai Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học phân hủy tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh việc nâng cao mức độ cảnh báo nguy hiểm trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cho người dân, đưa ra danh mục thuốc bảo vệ thực vật có hoạt tính cao cấm sử dụng tại Việt Nam, thời gian qua việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm sinh học, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang được xem là giải pháp nhằm “khống chế” nguy cơ ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh.

Theo đó, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và công nghệ Hà Tĩnh đã triển khai Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học phân hủy tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất - HTICIDE. Được biết, sản phẩm được các chuyên gia nhiều kinh nghiệm tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm hoàn thiện quy trình công nghệ, kết quả bước đầu đã cho thấy những tín hiệu lạc quan.

Hà Tĩnh: Những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường - Ảnh 4
Người dân phấn khởi canh tác nông nghiệp. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, lấy 3 mẫu đất sử dụng chế phẩm phân hủy tồn dư thuốc BVTV đều không phát hiện dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos và Carbosulfan. Trong khi đó, mẫu đất còn lại không xử lý chế phẩm vẫn tồn tại dư lượng hoạt chất. Đối chiếu kết quả cho thấy, sự có mặt của các chủng vi sinh vật đã làm giảm đáng kể dư lượng các nhóm thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

Kỹ sư Nguyễn Thị Hà - Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh cho biết: “Đối với các chế phẩm xử lý tồn dư bảo vệ thực vật trong đất chúng tôi đã sử dụng các chủng có tác dụng làm giảm dư lượng hóa chất như: Cacbamat, các hợp chất hữu cơ khó tan... giúp tạo độ thoáng trong đất, làm giảm dư lượng hợp chất độc hại. Mặt khác làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, đồng thời bổ sung các vi sinh vật cho đất, nhất là các xạ khuẩn, vi khuẩn bacillus có tác dụng phân giải chất khó tiêu, giúp cây trồng phát triển tốt.

Sau một năm thử nghiệm trên đồng đất xã Thạch Hưng, thành phố Hà Tĩnh và xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà đã mang lại kết quả rõ rệt. Được mắt thấy, tai nghe, nhiều hộ dân tự giác tham gia sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xất và được tập huấn, tiếp cận quy trình kỹ thuật, cách sử dụng, chăm sóc hoàn toàn bằng chế phẩm sinh học.

Cùng với nhân rộng chế phẩm Hticide để loại bỏ tồn dư hóa học trong đất thì Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Hà Tĩnh hiện nay đang thử nghiệm chế phẩm nấm Lim xanh để phòng trừ một số loại sâu bệnh, góp phần giúp bà con nông dân chuyển đổi dần từ sử dụng thuốc hóa học sang chế phẩm sinh học: Vừa an toàn, vừa nhanh phân hủy, ít gây hại cho môi trường và đặc biệt là không ảnh hưởng tới đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Khai mạc lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2024
Lễ hội truyền thống Bạch Đằng, TX Quảng Yên là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được tổ chức hàng năm, nhằm tri ân những cống hiến của các bậc tiền nhân, tiếp tục khẳng định ý nghĩa và giá trị lịch sử vĩ đại của chiến thắng Bạch Đằng lịch sử.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023