Thứ sáu, 19/04/2024 18:41 (GMT+7)
Thứ hai, 31/10/2022 06:32 (GMT+7)

Hà Nội: Hỗ trợ 15 tỷ đồng cho người lao động khó khăn đón Tết

Theo dõi KTMT trên

Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội chỉ đạo các cấp công đoàn, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, để chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động.

Hỗ trợ đời sống vật chất người lao động

Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội cho biết, với phương châm "tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết", đơn vị chỉ đạo các cấp công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 để chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động đón Tết an toàn, vui tươi, no ấm.

Dịp Tết Quý Mão năm 2023, dự kiến Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội sẽ trao 15.000 suất hỗ trợ (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng tiền mặt) cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, với tổng kinh phí 15 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách công đoàn TP.Hà Nội và kinh phí hỗ trợ của UBND TP.Hà Nội.

Hà Nội: Hỗ trợ 15 tỷ đồng cho người lao động khó khăn đón Tết - Ảnh 1

Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội vừa triển khai kế hoạch chăm lo cho đoàn viên - lao động trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. (Ảnh minh họa)

Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội dự kiến tổ chức Chương trình "Tết Sum vầy - Xuân gắn kết" năm 2023 và "Chợ Tết công đoàn" tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô trong 2 ngày; hỗ trợ phương tiện cho 1.200 công nhân khó khăn của khu công nghiệp và chế xuất, ngành Dệt may Hà Nội về quê đón Tết; hỗ trợ 50% kinh phí thuê xe, phương tiện để tổ chức chương trình đưa công nhân về quê đón Tết.

Cùng với đó, Liên đoàn Lao động thành phố còn thực hiện nhiều hoạt động thiết thực như hỗ trợ "Mái ấm công đoàn" năm 2023, thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên và người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…

Đã hỗ trợ 87.000 tỷ đồng cho trên 56 triệu lao động

Cũng mới đây, để làm rõ về một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về lĩnh vực lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, các chính sách an sinh xã hội thực hiện thời gian qua đã được thể hiện rất cụ thể.

Cùng với những thành tựu về kinh tế, thời gian vừa qua, với sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của Quốc hội và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các địa phương, các lĩnh vực an sinh xã hội của chúng ta đã được được triển khai kịp thời, thiết thực và hiệu quả.

Các chính sách ưu đãi đối với người có công, bảo trợ xã hội, người yếu thế, người nghèo đều được quan tâm thông qua việc Nhà nước ban hành các chính sách, các thể chế về vấn đề này và có nhiều chính sách hỗ trợ vượt trội. Chúng ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm chăm sóc, hỗ trợ người dân, người cao tuổi, phụ nữ sinh con và trẻ em bị tác động bởi đại dịch Covid-19, nhất là trẻ em mồ côi.

Bộ trưởng cho biết, đến nay đã hỗ trợ 87.000 tỷ đồng cho trên 56 triệu lao động và 730.000 người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

"Đây là điều chưa từng có tiền lệ. Các nước thông thường phát đại trà trong khi chúng ta đối tượng đa dạng, kinh phí phải triển khai nhanh… Chính những chính sách này góp phần quan trọng để ổn định lòng dân, thu hút người lao động yên tâm làm việc, góp phần quan trọng vào phục hồi kinh tế ngày hôm nay" - trưởng ngành lao động nhấn mạnh.

Khẳng định đời sống nhân dân đã được cải thiện, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ ra con số của Tổng cục Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân người lao động trong quý 3 đạt 6,7 triệu đồng/tháng, tăng 1,6 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng khu vực dịch vụ bình quân đạt trên 8 triệu đồng. Điều này cho thấy cuộc sống của người lao động đã dần trở lại bình thường.

Về công tác giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định đã có chuyển biến tích cực hơn về cả quy mô lẫn chất lượng. Người học nghề tăng lên, nhận thức xã hội của gia đình, của người học có chuyển biến, đào tạo chất lượng cao được chú trọng hơn.

Điều đáng mừng là kỹ năng nghề của người lao động Việt Nam được tăng cường, tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ đào tạo được tăng lên, lao động Việt Nam tham gia vào công tác quản lý trong các doanh nghiệp FDI tăng nhanh và chúng ta đã đảm nhận nhiều vị trí, lĩnh vực việc làm phức tạp mà trước đây đều phải do chuyên gia nước ngoài đảm nhận, nhất là các lĩnh vực cơ điện tử, hàn, viễn thông, dầu khí.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng thừa nhận, nhìn chung về công tác đảm bảo an sinh xã hội và các chính sách xã hội, giảm nghèo bền vững của chúng ta còn nhiều thách thức.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian tới sẽ tiếp tục tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư sớm ban hành chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với giáo dục nghề nghiệp và xây dựng thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững phát triển.

Để bảo đảm các hoạt động, chương trình diễn ra an toàn, hiệu quả và thiết thực, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề nghị các cấp công đoàn tích cực huy động nhiều nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ đoàn viên và người lao động khó khăn, giúp họ đồng hành với người sử dụng lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Hỗ trợ 15 tỷ đồng cho người lao động khó khăn đón Tết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .

Tin mới

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .