Thứ bảy, 20/04/2024 23:05 (GMT+7)
Thứ ba, 10/08/2021 10:30 (GMT+7)

Giảm khí thải metan: Giải pháp cấp bách để ứng phó biến đổi khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia cần đảm bảo cắt giảm mạnh mẽ và vững bền lượng khí thải metan bên cạnh việc cắt giảm khí thải CO2, nhằm đạt được những mục tiêu đề ra trong ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Ghi nhận của các nhà khoa học gần đây cho thấy, lượng khí thải metan trên toàn cầu đã đạt mức cao nhất trong lịch sử.

Trong báo cáo năm 2021 về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc công bố ngày 9/8, các nhà khoa học hối thúc cộng đồng quốc tế tập trung cắt giảm khí thải metan, coi đây là hy vọng tốt nhất để làm giảm tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt. 

Báo cáo của IPCC khẳng định, các nước cần đảm bảo cắt giảm mạnh mẽ và vững bền lượng khí thải metan bên cạnh việc cắt giảm khí thải CO2 để đạt được mục tiêu đề ra trong ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Đây là bản báo cáo được IPCC công bố chưa đầy 3 tháng trước khi diễn ra Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại thành phố Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh). 

Giảm khí thải metan: Giải pháp cấp bách để ứng phó biến đổi khí hậu - Ảnh 1
Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia đảm bảo cắt giảm mạnh mẽ và vững bền lượng khí thải metan. (Ảnh: Môi trường và Cuộc sống)

Trước đó, trong một tuyên bố, bà Inger Andersen, Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc nhận định, “cắt giảm khí metan là đòn bẩy mạnh nhất mà chúng ta có để làm chậm biến đổi khí hậu trong 25 năm tới và bổ sung cho những nỗ lực cần thiết để giảm lượng khí carbon dioxit. Những lợi ích cho xã hội, nền kinh tế, môi trường là rất nhiều và vượt xa chi phí. Chúng ta cần hợp tác quốc tế để khẩn cấp giảm lượng khí thải metan càng nhiều càng tốt trong thập kỷ này”.

Ước tính, việc cắt giảm 45% lượng khí thải metan có thể ngăn chặn 260 nghìn ca tử vong sớm, 775.000 ca phải nhập viện liên quan đến bệnh hen suyễn và 25 triệu tấn hoa màu thiệt hại hàng năm.

Theo đó, việc cắt giảm khí thải metan có thể sẽ trở thành thách thức của nhiều quốc gia vốn có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc. 

Trên thực tế, cả khí metan và CO2 đều góp phần làm tăng nhiệt độ của không khí, song lượng phát thải vào không khí của hai loại khí này không giống nhau. Metan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính cực mạnh và là nguyên nhân gây ra khoảng 30% sự ấm lên của Trái Đất. Một phân tử CO2 có thể khiến nhiệt độ tăng ở mức thấp hơn so với 1 phân tử khí metan, tuy nhiên không giống như CO2 tồn tại trong bầu khí quyển trong nhiều thế kỷ, metan phân hủy nhanh và rời khỏi bầu khí quyển sau khoảng hai thập kỷ.

Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra những đợt nắng nóng cực đoan thay vì xảy ra 50 năm 1 lần, nay được dự báo sẽ xảy ra 10 năm 1 lần, trong khi tình trạng hạn hán và mưa bão sẽ xảy ra với tần suất thường xuyên hơn. Hạn hán có thể xảy ra với tần suất 5 đến 6 năm/lần, thay vì 10 năm/lần như trước đây. 

Hàng loạt các dẫn chứng cụ thể đã được đưa ra trong bản báo cáo. Cụ thể, đợt nắng nóng tháng 6 vừa qua tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người, Brazil đang phải đối mặt với nạn hạn hán nghiêm trọng nhất trong 91 năm qua, nắng nóng tại Canada, cháy rừng tại California; lũ lụt tại Đức và Trung Quốc... Từ đó, các khoa học một lần nữa nhấn mạnh đến tính cấp bách của nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Đây được xem là cơ hội vô cùng quan trọng để hành động nhằm hạn chế những tác động tồi tệ nhất của hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Giảm khí thải metan: Giải pháp cấp bách để ứng phó biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Bình: Hướng tới du lịch “Net zero”
Du lịch “Net Zero” là xu hướng mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến với mục đích không gây tổn hại đến môi trường trong quá trình hoạt động. Quảng Bình sẽ phát trển các sản phẩm du lịch theo xu hướng này.
Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Tin mới