Thứ sáu, 22/11/2024 15:33 (GMT+7)
Thứ bảy, 12/11/2022 09:55 (GMT+7)

Giảm khí metan là "cách nhanh nhất" kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C

Theo dõi KTMT trên

Các nghiên cứu ngày càng chỉ ra rằng việc giảm phát thải khí metan là rất quan trọng để giữ sự nóng lên của Trái Đất trong khoảng 2 độ C so với mức nhiệt độ của thời kỳ tiền công nghiệp nhằm ngăn chặn những tác động tồi tệ của biến đổi khí hậu.

Lượng khí thải nhà kính đang ở mức đáng báo động 

Tình trạng phát thải khí metan đang nổi lên là một mối đe dọa hàng đầu đối với khí hậu toàn cầu. Các nhà khoa học và các nhà xây dựng chính sách đang kêu gọi cần có hành động quyết liệt để cắt giảm mức phát thải khí metan.

Metan đã đóng vai trò bí ẩn thứ hai đối với CO2 trong quần thể các khí độc hại tiếp tục làm tăng nhiệt độ Trái đất, vốn được dự đoán sẽ tăng gần 3 độ C vào cuối thế kỷ này dựa trên các xu hướng hiện nay.

Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc năm ngoái tại Glasgow (Scotland), hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cam kết tới năm 2030 sẽ cắt giảm 30% lượng phát thải khí metan của mức năm 2020. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít những kế hoạch rõ ràng được vạch ra để đạt được mục tiêu toàn cầu này.

Các nghiên cứu ngày càng chỉ ra rằng việc giảm phát thải khí metan là rất quan trọng để giữ sự nóng lên của trái đất trong khoảng 2 độ C so với mức nhiệt độ của thời kỳ tiền công nghiệp nhằm ngăn chặn những tác động tồi tệ của biến đổi khí hậu.

Giảm khí metan là "cách nhanh nhất" kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C - Ảnh 1
Tình trạng phát thải khí metan đang nổi lên là một mối đe dọa hàng đầu đối với khí hậu toàn cầu. 

Kể từ COP26, các cam kết cắt giảm nhiên liệu hóa thạch đã vấp phải trở ngại khi chiến tranh Ukraine làm tăng giá năng lượng và các nước tranh giành để đảm bảo nguồn cung cấp nào họ có thể. Đồng thời, hàng loạt các tổn thất và thiệt hại đang gia tăng mà các nước đang phát triển cảm thấy đã gây ra cho họ bởi các nước tiên tiến giàu lên nhờ khai thác nhiên liệu hóa thạch.

Năm 2022, lũ lụt chưa từng có ở Pakistan có liên quan trực tiếp đến biến đổi khí hậu. Một số thời tiết tồi tệ nhất trong ký ức sống cũng đã gây ra hạn hán từ Trung Quốc và Đông Phi đến California, các đợt nắng nóng kỷ lục ở Anh và New Zealand, và làm giảm năng suất cây trồng ở các nước bao gồm Ấn Độ và Myanmar. Đông Nam Á đã trải qua lượng mưa lớn và về lâu dài sẽ là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do mực nước biển dâng cao, theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu.

Sau nhiều thập kỷ bỏ qua vấn đề này, các nhà khoa học hiện nay hiểu rằng khí metan mạnh hơn rất nhiều khí CO2 như một khí nhà kính có vòng đời ngắn. Khí metan lưu lại trong bầu khí quyển khoảng 1 thập kỷ rồi mới phân hủy trong khi khí CO2 tồn tại nhiều thế kỷ.

Tác động khí hậu do khí metan đưa lại đang gây lo ngại gấp đôi bởi vì trái đất đang gần tới việc vượt qua “các điểm tới hạn” mà ở tại đó các vòng lặp phản của khí hậu bắt đầu làm cho tình trạng ấm lên toàn cầu kéo dài. Trong đó, 3/5 lượng khí thải metan ước tính được trên thế giới là từ hoạt động của con người; phần còn lại là từ các nguồn tự nhiên như đầm lầy.

Theo dữ liệu của Liên minh Khí hậu và Không khí sạch, trong số lượng khí thải do con người gây ra, 2/3 là từ chăn nuôi gia súc và nhiên liệu hóa thạch, phần lớn còn lại là từ chất thải phân hủy cũng như trồng lúa.

Nhưng các nhà khoa học phát hiện ra rằng, thực tế các nguồn phát như mỏ dầu và khí đốt, các bãi chôn lấp và các trại chăn nuôi thải ra lượng khí metan cao hơn mức mà các cơ quan ghi nhận được.

Trong khi các nhà khoa học có thể đo lường chính xác mức khí metan trong khí quyển, thì đối với các nhà hoạch định chính sách, việc biết được nguồn phát thải khí metan là điều tối quan trọng trong việc tìm cách áp đặt các quy định nhằm giảm lượng khí thải.

Ra mắt hệ thống phát hiện khí thải metan

Ngày 11/11, Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã cho ra mắt một hệ thống phát hiện khí thải metan dựa trên những dữ liệu thu thập từ vệ tinh. Hệ thống này được xem là một phần trong những nỗ lực nhằm giảm tác nhân chính gây ra hiện tượng Trái Đất ấm lên.

Hệ thống Ứng phó và cảnh báo metan (MARS) trên đã được giới thiệu tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại thành phố Sharm el-Sheikh của Ai Cập.

Được biết, khí metan sản sinh từ các nhà máy hoạt động bằng nhiên liệu hóa thạch, các hố chôn rác hay hoạt động chăn nuôi gia súc của con người. Giới khoa học cho biết khí này là thủ phạm gây ra khoảng 30% sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu cho đến nay.

UNEP cho biết MARS sẽ sử dụng dữ liệu từ các vệ tinh để lập bản đồ toàn cầu về những "điểm nóng" metan, cũng như nguyên nhân xuất hiện những địa điểm này. Thông qua những kết quả có được, UNEP sẽ thông báo tới các chính phủ và các công ty về lượng khí thải “để các đơn vị chịu trách nhiệm có giải pháp phù hợp”.

Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen cho biết, việc giảm lượng khí thải metan có thể tạo ra sự khác biệt lớn và nhanh chóng, do thời gian khí này tồn tại trong bầu khí quyển ít hơn nhiều so với CO2.

Trong khi đó, đặc phái viên của Mỹ về vấn đề khí hậu John Kerry cho biết việc giảm khí metan là "cách nhanh nhất" giúp thế giới đạt được mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Giảm khí metan là "cách nhanh nhất" kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới