Thứ sáu, 19/04/2024 19:40 (GMT+7)
Thứ năm, 20/05/2021 18:30 (GMT+7)

Gần 25.000 lao động đường sắt được ‘cứu nguy’ sau 4 tháng bị nợ lương

Theo dõi KTMT trên

Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hỏa tốc số 636/TTg-CN ngày 19/5 gửi các Bộ GTVT, Tài chính, Tư pháp, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về việc giao thực hiện vốn bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2021.

Được biết, trong thời gian qua, đối mặt với những khó khăn từ hệ thống hạ tầng cũ kỹ, lạc hậu, đại dịch Covid-19 và lũ lụt liên tục ở miền Trung đã khiến ngành đường sắt rơi vào tình thế “lao đao”.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), dịch Covid-19 đã khiến ngành đường sắt dừng khai thác 2.886 chuyến tàu từ tháng 2 đến tháng 5/2020. Trong khi đó, tỉ lệ khách trên các đoàn tàu 6 tháng đầu năm cũng chỉ đạt trên dưới 56%. Đến tháng 7/2020 dịch Covid-19 tái bùng phát, đường sắt tiếp tục thiệt hại khi trong 18 ngày, hành khách đã trả lại vé với số tiền 34,4 tỉ đồng.

Gần 25.000 lao động đường sắt được ‘cứu nguy’ sau 4 tháng bị nợ lương - Ảnh 1
Vận tải đường sắt đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian qua.

Có đến 10 đoàn tàu trên tuyến Hà Nội - TP.HCM mỗi ngày phải cắt giảm còn 4. Các tuyến tàu khách địa phương cũng bị cắt giảm hoặc dừng chạy tàu vì không có khách. Đã có 1.634 lao động của ngành đường sắt phải nghỉ luân phiên và hoãn hợp đồng lao động.

Trong khi đó, mưa lũ miền Trung vừa qua làm đường sắt 2 lần bị ách tắc gây thiệt hại 26,9 tỉ đồng cho vận tải hành khách và hàng hóa, chưa kể thiệt hại hạ tầng hàng chục tỉ đồng. Dự kiến cả năm 2020, VNR lỗ trên 1.200 tỉ đồng.

Trước tình hình đó, cuối tháng 4/2021, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã có kiến nghị khẩn gửi Thủ tướng "kêu cứu" về việc xây dựng Đề án quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt (KCHTĐS) quốc gia do Nhà nước đầu tư và việc giao nguồn quản lý, bảo trì tài sản KCHTĐS.

Tính đến thời điểm này, do ảnh hưởng kéo dài, bất thường của đại dịch Covid-19 cũng như việc thi công gói đầu tư 7.000 tỉ đồng thuộc nguồn vốn trung hạn, trong điều kiện đường đơn, vừa chạy tàu, vừa thi công, Ngành đường sắt đang ở trong giai đoạn hết sức khó khăn.

Trao đổi với báo chí, ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chi biết, các vướng mắc về kinh phí bảo trì KCHTĐS quốc gia năm 2021 vẫn chưa được giải quyết theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, 20 công ty thực hiện nhiệm vụ bảo trì hệ thống KCHTĐS quốc gia hiện chưa có kinh phí để mua vật tư đưa vào công trình, chi thường xuyên. Đặc biệt, đơn vị chưa có kinh phí để trả lương cho người lao động trong 4 tháng đầu năm 2021, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 25.000 lao động. Doanh nghiệp này lo ngại về bước đường cùng và khó có thể trụ vững đến hết tháng 4.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ GTVT cũng có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Bộ GTVT nêu rõ, từ ngày 29/9/2018 trở về trước, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT nên Bộ giao dự toán nguồn sự nghiệp kinh tế đường sắt để thực hiện công tác bảo trì KCHTĐS quốc gia.

Vì vậy, xét đề nghị của Bộ GTVT, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và căn cứ ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp ngày 17/5, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT chịu trách nhiệm đặt hàng toàn bộ đối với việc quản lý, bảo trì KCHTĐS quốc gia năm 2021 với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trước ngày 24/5.

Đồng thời, Tổng công ty đường sắt Việt Nam tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT về việc tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì KCHTĐS quốc gia do Nhà nước đầu tư. Hơn nữa, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, theo đúng quy định pháp luật.

Thùy Linh

Bạn đang đọc bài viết Gần 25.000 lao động đường sắt được ‘cứu nguy’ sau 4 tháng bị nợ lương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .

Tin mới

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .