Thứ hai, 07/10/2024 05:58 (GMT+7)
Thứ bảy, 30/09/2023 18:42 (GMT+7)

Festival Chí Linh – Hải Dương 2023: Nơi hội tụ, liên kết phát triển kinh tế xanh tuần hoàn

Theo dõi KTMT trên

Nằm trong chuỗi các sự kiện tại Festival Chí Linh – Hải Dương 2023, Triển lãm sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu và OCOP được đánh giá cao, mang lại nhiều kỳ vọng trong liên kết tiêu thụ, phát triển kinh tế xanh bền vững.

Tại triển lãm sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu và OCOP Chí Linh 2023, trên 400 sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và trên 200 tác phẩm sinh vật cảnh được các doanh nghiệp, hợp tác xã trưng bày giới thiệu, liên kết tiêu thụ… Trong đó có 44 gian hàng đến từ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Hải Dương; huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội; huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La; Thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn; Thị xã Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh; các huyện Gia Bình, Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh; các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang.

Festival Chí Linh – Hải Dương 2023: Nơi hội tụ, liên kết phát triển kinh tế xanh tuần hoàn - Ảnh 1
Các đại biểu dự Festival Chí Linh - Hải Dương 2023 thăm quan các gian hàng tại triển lãm sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu và OCOP .

Theo ông Nguyễn Văn Kiên, Chủ tịch UBND TP Chí Linh cho biết, Festival Chí Linh – Hải Dương 2023 được tổ chức với mong muốn quảng bá, giới thiệu những tinh hoa của mảnh đất và con người Chí Linh tới nhân dân cả nước và bạn bè bốn phương, góp phần gìn giữ, phát huy và lan toả những giá trị văn hoá của mảnh đất địa linh nhân kiệt.

Đây cũng chính là nơi gặp gỡ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của nông dân của TP Chí Linh nói riêng và bàn bè trong cả nước nói chung để giới thiệu, để lan toả, học hỏi liên kết xúc tiến, mở rộng thị trường phát triển du lịch và các sản phẩm. Đây cũng là dịp ghi nhận các sản phẩm nông nghiệp, kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân, tôn vinh kết quả lao động sáng tạo của nhân dân gắn kết hoạt động quảng bá du lịch, nâng cao giá trị thương hiệu, bảo tồn giá trị làng nghề truyền thống.

Festival Chí Linh – Hải Dương 2023: Nơi hội tụ, liên kết phát triển kinh tế xanh tuần hoàn - Ảnh 2
Du khách thăm quan các gian hàng sản phẩm OCOP tiêu biểu của TP. Chí Linh.

Được thiên nhiên ban tặng nhiều ưu đãi, hiện toàn thành phố Chí Linh đã có 31 sản phẩm tiêu biểu được UBND tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao. Thành phố còn có 51 vùng trồng xuất khẩu nông sản được cấp mã số sang thị trường các nước Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Newzealand, Úc, Trung Quốc… Chí Linh cũng đã tạo lập được 3 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm hàng hoá nông nghiệp như: Nhãn hiệu gà đồi Chí Linh, Na Chí Linh, Nhãn Chí Linh.

Ngoài ra, còn rất nhiều sản phẩm có nhãn hiệu khác như: Ong mật Việt Ý, Đông trùng hạ thảo An Bảo Khang, Dầu lạc Văn Thuần, Nấm Việt… được nhân dân trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung biết đến qua các kênh phân phối tại các siêu thị, trung tâm thương mại và các sàn giao dịch điện tử.

Theo ông Lê Văn Cương, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp phường Bến Tắm, TP. Chí Linh cho biết, người dân thường biết đến quả Na Chi Lăng, Na Đông Triều hay vài vùng khác, nhưng qua triển lãm lần này, du khách thập phương về với Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc và Festival Chí Linh 2023 đã được thưởng thức một sản phẩm OCOP mang thương hiệu riêng của vùng Na Bến Tắm, không chỉ có những hương vị đặc trưng chỉ riêng thổ nhưỡng vùng đất Chí Linh ban tặng, Na Bến Tắm trong tương lai sẽ còn mang lại cho người thưởng thức nhiều sự khác biệt; đặc biệt là trái na trái vụ sẽ đáp ứng cho “người nghiền na” khi qua chính vụ.

Cùng chung quan điểm về giá trị và lợi ích thiết thực từ triển lãm OCOP lần này mang lại trong giao thương, quảng bá sản phẩm đặc thù, tiêu biểu của địa phương, chị Nguyện Thị Thùy Dương, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Ong mật Việt Ý, phường Cộng Hòa, TP. Chí Linh phấn khởi chia sẻ: Chúng tôi tự hào mamg đến triển lãm các sản phẩm từ mật ong thiên nhiên, trong đó đặc sắc là sản phẩm được nuôi dưỡng, chiết suất từ vùng hạt dẻ của Chí Linh.

“Các sản phẩm của chúng tôi từ trước đến nay vẫn chủ yếu xuất cho các đơn vị chế biến, xuất khẩu và giao dịch trên sàn thương mại điện tử, chuỗi thực phẩm sạch… Tuy nhiên, đến với triển lãm lần này chúng tôi được gặp gỡ các doanh nghiệp của các địa phương khác, được trao đổi và kết nối giới thiệu nhiều sản phẩm, từ đó mở ra cơ hội hợp tác, cũng như định hướng mới trong sản xuất để có thể bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, phát triển hiện đại và bền vững”, chị Thùy Dương cho biết thêm.  

Festival Chí Linh – Hải Dương 2023: Nơi hội tụ, liên kết phát triển kinh tế xanh tuần hoàn - Ảnh 3
Du khách thưởng thức trực tiếp sản phẩm OCOP tại các gian hàng.

Triển lãm không chỉ tạo cơ hội giao lưu, kết nỗi, mà còn là dịp để ghi nhận các sản phẩm nông nghiệp, kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân; tôn vinh những kết quả lao động sáng tạo của nhân dân trong nâng cao giá trị thương hiệu, bảo tồn giá trị làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Trao đổi với Phóng viên Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường, ông Nguyễn Đức Tuấn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam” tỉnh Hải Dương ghi nhận nỗ lực, sự sáng tạo của TP. Chí Linh trong tổ chức Festival lần này. Trong đó đánh giá cao sự kiện triển lãm các sản phẩm, hàng hóa và OCOP. Đây là sự kiện quan trọng không chỉ của các doanh nghiệp, người lao động, nông dân, mà còn là dịp để tuyển truyền, vận động người dân tự hào, ưu tiên sử dụng hàng hóa, sản phẩm Việt Nam.

“Trong thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã phát huy vai trò tiên phong, sáng tạo, gắn Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với chương trình bình ổn thị trường đã tạo sức lan tỏa và chuyển biến tích trong nhận thức, sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân, doanh nghiệp. Thông qua các sự kiện như lần này, là dịp để chúng tôi tăng cường quảng bá các sản phẩm OCOP, tạo điều kiện mở rộng thị phần, thị trường cho sản phẩm trong tỉnh kết thương với các địa phương khác. Đồng thời, chúng tôi sẽ nghiên cứu, tổ chức nhiều hơn các hội chợ, triển lãm nhằm đưa hàng Việt chất lượng đến tay người tiêu dùng, góp phần kích thích tiêu dùng, hỗ trợ người thu nhập thấp mua sắm, thúc đẩy sản xuất. Tăng cường vận động, hướng dẫn, taj điều kiện cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch thương mại điện tử trong cung ứng, phân phối hàng hóa, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận hàng Việt nhanh chóng, thuận tiện và an toàn”, ông Tuấn khẳng định.

Việt Phương

Bạn đang đọc bài viết Festival Chí Linh – Hải Dương 2023: Nơi hội tụ, liên kết phát triển kinh tế xanh tuần hoàn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tỉnh Hà Nam có thêm 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Hà Nam 9 tháng năm 2024, tỉnh này đã có thêm 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và công nhận thêm 38 sản phẩm OCOP hạng 3 sao.
Nghỉ lễ đi du lịch “chữa lành môi trường”
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang trở thành những vấn đề cấp bách, thì xu hướng du lịch “chữa lành môi trường” đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.
Để điện gió ngoài khơi không còn “xa bờ"
Một trong những chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ Việt Nam là phát triển năng lượng tái tạo trong đó điện gió ngoài khơi được xác định là giải pháp đột phá trong chuyển dịch năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Tin mới