Thứ năm, 03/07/2025 10:27 (GMT+7)
Thứ năm, 04/11/2021 07:59 (GMT+7)

Việt Nam mong muốn nước giàu giúp nước nghèo chống biến đổi khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các nước giàu hỗ trợ về tài chính khí hậu trong bài phát biểu tại COP26.

Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn đưa ra cam kết ủng hộ các sáng kiến toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngày 2/11 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính có bài phát biểu tại sự kiện công bố Cam kết giảm phát thải metan toàn cầu được tổ chức nhân Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Thứ nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ nguyên nhân làm tăng nhiệt độ Trái Đất là khí metan sản sinh từ việc sản xuất, xử lý rác thải thiếu khoa học, không bền vững. Do vậy, các nước phải cùng đoàn kết, thống nhất trên nguyên tắc công bằng, công lý và hành động quyết liệt, chung tay ngăn chặn, đẩy lùi làm giảm sự gia tăng của khí thải metan.

Việt Nam mong muốn nước giàu giúp nước nghèo chống biến đổi khí hậu - Ảnh 1
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến tất cả các quốc gia. (Ảnh minh họa)

Trong bài phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đến sự phát triển bền vững, thậm chí đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư, đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải hành động mạnh mẽ hơn nữa, có trách nhiệm và không chậm trễ trên phạm vi toàn cầu.

“Đây là vấn đề toàn cầu nên chúng ta phải có cách tiếp cận toàn cầu và cũng là vấn đề ảnh hưởng đến toàn dân nên chúng ta phải có cách tiếp cận toàn dân”, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh.

Thông điệp thứ hai, Thủ tướng kêu gọi các nước cần xây dựng lộ trình với những giải pháp cụ thể, toàn diện, có tính thực tiễn cao, kích hoạt tất cả cơ chế của Thỏa thuận Paris.

Ông kêu gọi các nước phát triển, nước giàu, nhất là Mỹ và Liên minh châu Âu, chia sẻ, hỗ trợ nước đang phát triển, nước nghèo về tài chính khí hậu, chuyển đổi sang kinh tế xanh, tuần hoàn, carbon thấp; Loại bỏ rào cản trong chuyển giao, tiếp cận công nghệ mới, phát triển nguồn nhân lực, quản trị tiên tiến.

Việt Nam mong muốn nước giàu giúp nước nghèo chống biến đổi khí hậu - Ảnh 2
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trong Hội nghị COP26. (Ảnh minh họa)

Thủ tướng Việt Nam kỳ vọng việc làm này sẽ giúp các nước giảm phát thải metan một cách hiệu quả, góp phần bảo vệ hành tinh chung luôn xanh, sạch.
Đồng thời, Thủ tướng đề xuất rút ngắn khoảng cách cam kết giảm phát thải với khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước để đạt trung hòa carbon vì an toàn cho Trái Đất và sự thịnh vượng, hạnh phúc của thế hệ mai sau.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo chụp ảnh chung các nước tham gia tuyên bố rừng và sử dụng đất tại sự kiện “Hành động về rừng và sử dụng đất” do Thủ tướng Boris Johnson chủ trì. 

Đến nay, gần 80 quốc gia đã tham gia cam kết này. Việc Việt Nam tham gia, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, là phù hợp với định hướng chiến lược phát triển bền vững của đất nước và xu thế chung của thế giới.

Ông cho rằng hoạt động hợp tác trong khuôn khổ cam kết sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực. Từ đó, góp phần tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế thông qua áp dụng công nghệ mới, ít phát thải metan nói riêng và phát thải khí nhà kính nói chung.

Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã tham dự sự kiện công bố Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất.

Với việc thông qua tuyên bố, hơn 100 nhà lãnh đạo cam kết ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030, góp phần đạt mục tiêu giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5 độ C.

Với tư cách đại diện Việt Nam, ông nêu rõ ứng phó với biến đổi khí hậu là xu thế, và với vai trò thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam phải có cam kết mạnh mẽ với chủ đề của Hội nghị COP26, ủng hộ các sáng kiến toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu, cho dù đất nước còn nhiều khó khăn.

Tuyên bố này cũng nhằm hỗ trợ phát triển bền vững, chuyển đổi công bằng ở khu vực nông thôn thông qua hành động cụ thể, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh quốc gia.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam mong muốn nước giàu giúp nước nghèo chống biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cá chết bất thường dưới cống thủy điện Kẻ Gỗ
Sau khi mở nước phục vụ sản xuất hè thu, hàng loạt cá mè từ hồ Kẻ Gỗ bị phát hiện chết trôi dạt về hạ lưu, với dấu hiệu bị đứt đầu và đuôi. Nguyên nhân ban đầu được cho là do cá bị hút vào hệ thống tua bin thủy điện.
Thanh Hóa: Agri-Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn
Sau khi thực hiện phương án khắc phục sự cố môi trường của Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty CPĐT nông nghiệp Agri–Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn.
Hà Tĩnh: Đốt rơm rạ sau mùa gặt – lợi bất cập hại
Sau mỗi vụ gặt, nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh lại chìm trong làn khói dày đặc do người dân đốt rơm rạ để "làm sạch" ruộng đồng. Dù là một tập quán lâu đời, nhưng việc này đang gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khỏe người dân và chất lượng đất nông nghiệp.

Tin mới

Pin có phải điểm yếu của Galaxy Z Flip 7?
Dù có thiết kế độc đáo và hiệu năng ấn tượng, một chiếc smartphone sẽ khó thuyết phục người dùng nếu thời lượng pin không đủ sử dụng trong suốt cả ngày. Với Galaxy Z Flip 7, Samsung đã nỗ lực cải tiến cả phần cứng và phần mềm để tối ưu thời gian sử dụng.