Thứ sáu, 22/11/2024 04:07 (GMT+7)
Thứ hai, 15/08/2022 15:50 (GMT+7)

Đưa hoa lan về với tự nhiên: Bảo tồn, gìn giữ những chủng cây quý hiếm

Theo dõi KTMT trên

Hàng chục ngàn nhánh lan rừng đã được những người yêu lan trong cả nước hỗ trợ đưa về ghép lên những cây xanh trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk và Di tích lịch sử quốc gia Biệt Điện Bảo Đại (nằm giữa trung tâm TP.Buôn Ma Thuột).

Mới đây, Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị, Hội Bảo tồn lan rừng Việt Nam - Viện Công nghệ sinh học và Môi trường - Trường Đại học Tây Nguyên - Hội yêu lan 47 và Công ty cổ phần Môi trường và Đô thị Đắk Lắk tổ chức Chương trình “Đưa hoa lan về với tự nhiên”.

Theo đó, hàng chục ngàn nhánh lan rừng đã được những người yêu lan trong cả nước hỗ trợ đưa về ghép lên những cây xanh trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk và Di tích lịch sử quốc gia Biệt Điện Bảo Đại (nằm giữa trung tâm TP.Buôn Ma Thuột).

Đưa hoa lan về với tự nhiên: Bảo tồn, gìn giữ những chủng cây quý hiếm - Ảnh 1
Chương trình “Đưa hoa lan về với tự nhiên” mới được tổ chức tại Đắk Lắk. (Ảnh internet)

Bên cạnh những giống lan phổ biến, lan ngoại nhập chương trình còn nhận được sự ủng hộ các giống lan rừng như: kiếm, thủy tiên, giã hạc, nghinh xuân, hạt vĩ, báo hỉ, giáng hương, denro, vanda…

Được biết, khuôn viên Bảo tàng Đắk Lắk và Biệt Điện Bảo Đại có diện tích hơn 6ha, được xem là một khu đa dạng sinh học giữa trung tâm Buôn Ma Thuột với nhiều chủng loại cây quý hiếm. Đây là nơi rất phù hợp để ghép lan từ đó góp phần gìn giữ gìn giữ, bảo tồn những giống hoa lan quý hiếm trong thiên nhiên cũng như giúp du khách có điều kiện được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên.

Ngoài ra, với diện tích khá rộng khoảng 7ha, khuôn viên biệt điện được biết đến là nơi tập trung nhiều cây xanh, đa dạng về chủng loại, kích thước và là nơi duy nhất trong thành phố bảo tồn được nhiều cây nguyên sinh và cây cổ thụ có tuổi thọ hơn trăm năm như cây long não, bằng lăng, châm mũi nhọn, cà chít... tạo nên một không gian văn hóa mang tính chất lịch sử, tâm linh của cộng đồng các dân tộc sinh sống tại Đắk Lắk.

Ông Phan Xuân Thủy – Chủ tịch Hội Bảo tồn lan rừng Việt Nam cho biết, từ nay đến cuối năm, chương trình sẽ còn tổ chức thêm từ 2 đến 3 đợt, với mục tiêu trồng hoa lan lên tất cả các cây xanh tại đây. Được biết, số lan trên do thành viên của Hội Bảo tồn Lan rừng Việt Nam; Hội Hoa Lan tỉnh Đắk Lắk; Hội yêu lan 47 và một số người đam mê lan ủng hộ. 

Đưa hoa lan về với tự nhiên: Bảo tồn, gìn giữ những chủng cây quý hiếm - Ảnh 2
Hàng chục ngàn nhánh lan rừng đã được những người yêu lan trong cả nước hỗ trợ đưa về ghép lên những cây xanh. (Ảnh internet)

Đây là một hoạt động thiết thực hưởng ứng chủ đề của Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2022 "Xây dựng một tương lai chung cho sự sống"; làm đẹp thêm không gian Bảo tàng Đắk Lắk và Di tích lịch sử quốc gia Biệt Điện Bảo Đại, một công trình kiến trúc gắn liền những sự kiện lịch sử lớn của tỉnh.

Trước đó, tại một hội thảo khoa học tổ chức ở Đà Nẵng, ông Tô Văn Hùng - Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) TP.Đà Nẵng cho biết: “Nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học do hoạt động của con người gây ra đó là thay đổi nhu cầu sử dụng đất; khai thác quá mức động, thực vật hoang dã; biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường và sinh vật ngoại lai xâm hại. Trong khi đó, quá trình toàn cầu hóa đang làm gia tăng sự dịch chuyển các loài vượt ra ngoài phạm vi tự nhiên vốn có qua các hoạt động du lịch, thương mại... tác động đến hệ sinh thái bản địa và chất lượng môi trường".

Hiện nay, khu vực miền Trung - Tây Nguyên có hệ đa dạng sinh thái trải dài, có cả hệ sinh thái trên núi cao dọc dãy Trường Sơn và hệ sinh thái biển. Đây là một trong những điểm tạo nên sự đa dạng của các hệ sinh thái cũng như các loài sinh vật ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Theo các chuyên gia, trong suốt những năm vừa qua, Việt Nam cũng đã cố gắng bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên bằng các chính sách, giải pháp như thành lập hàng loạt các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và được quốc tế ghi nhận. Bên cạnh đó, với nỗ lực của các chính quyền địa phương, đã tổ chức các chương trình như bảo vệ thú lớn như voi, hổ… và các chương trình bảo vệ loài linh trưởng, san hô.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Đưa hoa lan về với tự nhiên: Bảo tồn, gìn giữ những chủng cây quý hiếm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ninh Bình: Vượt mục tiêu đón khách du lịch trong năm 2024
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, lượng khách du lịch đến tỉnh này trong tháng 10 đạt 386,5 nghìn lượt, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng đón gần 7,7 triệu lượt khách, vượt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách trong năm 2024.
TP.HCM: Doanh thu từ lữ hành tăng gần 50%
10 tháng của năm 2024, doanh thu ngành du lịch TP.HCM đạt 156.649 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ lữ hành đạt mức cao với 32.255 tỉ đồng, tăng mạnh 46,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.