Thứ bảy, 27/04/2024 07:58 (GMT+7)
Thứ sáu, 17/12/2021 13:00 (GMT+7)

Dự báo thị trường bất động sản năm 2022

Theo dõi KTMT trên

Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho biết, thị trường chung cư năm qua phục hồi khá nhanh, dự báo sẽ là phân khúc bất động sản sôi động nhất trong năm tới, trong khi sóng đầu tư phân khúc đất nền cũng sẽ tăng.

Theo nghiên cứu của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF cho biết, từ phía cầu, môi trường lãi suất thấp bậc nhất mọi thời đại ở nhiều quốc gia đã tạo động lực lớn cho nhu cầu BĐS, đặc biệt là BĐS nhà ở do đại dịch Covid-19 buộc người dân “chôn chân” tại nhà làm tăng sự sẵn sàng chi trả mạnh tay hơn cho không gian sinh sống.

Dự báo thị trường bất động sản năm 2022 - Ảnh 1

Năm 2022, lạm phát được dự báo sẽ là từ khóa chủ đạo trong điều hành nền kinh tế. (Ảnh minh họa)

Nhiều thông tin cho thấy, thị trường BĐS toàn cầu đã tăng giá suốt 2 năm qua bất chấp suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19.

Trên toàn cầu, chỉ số bong bóng BĐS mới nhất cập nhật bởi UBS Global Wealth Management hồi giữa tháng 10/2021 phân tích giá BĐS tại 25 thành phố lớn trên thế giới cho thấy tốc độ tăng giá nhà từ giữa năm 2020 đến giữa năm 2021 tại các thành phố này lên tới 6% (đã trừ yếu tố lạm phát). Đây là mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2014.

Dự báo thị trường bất động sản năm 2022 - Ảnh 2
Tại một số thành phố như Frankfurt (Đức) và Tokyo (Nhật Bản), giá nhà ở đã tăng với tốc độ 2 con số trong năm qua dẫn đến chỉ số nguy cơ bong bóng ở mức độ cao. (Nguồn: UBS)

IMF vào hồi tháng 6/2021 cũng đưa ra báo cáo, từ phía cung, sự gián đoạn chuỗi cung ứng làm tăng chi phí đầu vào vật liệu xây dựng, cũng là một yếu tố thúc đẩy giá BĐS lên cao.

Thị trường BĐS tại Việt Nam trong năm 2021 tiếp tục chứng kiến hiện tượng giá leo thang không có dấu hiệu giảm, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Về phía cung, nguồn cung BĐS vốn đã sụt giảm từ những năm trước tiếp tục giảm mạnh trong năm nay do sự bùng phát làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 và một số vấn đề chính sách. Về phía cầu, thị trường xuất hiện lực cầu F0 do dòng tiền chuyển từ các kênh khác như đầu tư sản xuất, tiêu dùng hay lãi chốt lời từ thị trường chứng khoán sang, nhưng giao dịch thường xuyên đối mặt với gián đoạn do các chính sách hạn chế kiểm dịch của địa phương.

Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) nhận định, tình trạng mất cân bằng cung - cầu trên thị trường BĐS trong năm 2021 tương đối nghiêm trọng, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Bên cạnh đó, trạng thái thị trường thường xuyên thay đổi mạnh mẽ, có giai đoạn sốt cao, có giai đoạn trầm lắng do tác động của dịch bệnh.

Dự báo thị trường bất động sản năm 2022 - Ảnh 3
Lượng cung trên thị trường BĐS nhà ở giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2021, số giao dịch cũng giảm mạnh nhất là trong quý II và quý III. (Nguồn: VNREA)
Dự báo thị trường bất động sản năm 2022 - Ảnh 4
Cơ cấu nguồn cung và giao dịch BĐS nhà ở theo từng phân khúc cấu thành. (Nguồn: VNREA)

Bước sang năm 2022, lạm phát được dự báo sẽ là từ khóa chủ đạo trong điều hành nền kinh tế. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng hôm 12/11 đã phát biểu trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV: “Bước sang năm 2022, áp lực lạm phát là rất lớn khi các nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi nhờ chiến lược tiêm vaccine bao phủ, giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng đột biến”.

Với bối cảnh đó, một số ý kiến cho rằng BĐS sẽ tiếp tục là kênh hút vốn khi nhà đầu tư tìm kênh đầu tư sinh lời và “trú ẩn” an toàn tại Việt Nam.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Dự báo thị trường bất động sản năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá nhà tăng liên tiếp 19 quý, mua nhà rẻ chỉ có trên tivi
Thời gian qua, thị trường bất động sản đang bị đẩy giá lên cao ở hầu hết các phần khúc. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra thì nhu cầu mua nhà ở thực của người dân sẽ không được đáp ứng mà chỉ là cơ hội cho hiện tượng đầu cơ.

Tin mới