Thứ hai, 14/10/2024 08:08 (GMT+7)
Thứ tư, 26/01/2022 09:03 (GMT+7)

Đông Á: Hứng chịu lượng mưa lớn kỷ lục do biến đổi khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Các nhà khoa học dự báo tình hình biến đổi khí hậu sẽ dẫn tới sự hình thành của những con sông khí quyển. Các con sông bay trong khí quyển sẽ mang lại lượng mưa lớn chưa từng có tại khu vực Đông Á trong điều kiện trái đất nóng lên.

Các con sông bay trong khí quyển sẽ mang lại lượng mưa kỷ lục

Theo trang Daily Mail (Anh), các nhà khoa học tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản) đã tạo ra mô hình nghiên cứu hoạt động của các dòng sông khí quyển và lượng mưa cực đoan ở khu vực Đông Á,  dựa trên dữ liệu khí tượng thu thập được từ năm 1951 đến năm 2010 và dự đoán cho năm 2090. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng nếu nhiệt độ tăng thêm 4 độ C, trong trường hợp xấu nhất, các dòng sông khí quyển sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, dẫn đến lượng mưa kỷ lục chưa từng có trên khắp khu vực này.

Giáo sư Yoichi Kamae nhà khoa học môi trường tại Đại học Tsukuba, tác giả nghiên cứu, cho biết theo mô phỏng, hiện tượng sông khí quyển sẽ xảy ra trên các sườn núi phía nam và phía tây ở Đông Á, gây ra lượng mưa kỷ lục ở các khu vực bao gồm Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan và đông bắc Trung Quốc. Sườn phía tây nam của dãy Alps,  Nhật Bản, là khu vực sẽ ghi nhận lượng mưa lớn nhất.

Đông Á: Hứng chịu lượng mưa lớn kỷ lục do biến đổi khí hậu - Ảnh 1
Hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày càng trở nên rõ rệt. (Ảnh minh họa)

“Hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày càng trở nên rõ rệt và nó không chỉ khiến nhiệt độ Trái Đất ấm lên. Đúng như tên gọi, các dòng sông khí quyển là những dải hơi nước dài và hẹp chảy qua bầu khí quyển. Khi một trong những dải này gặp phải rào cản, chẳng hạn như một dãy núi, nó có thể tạo ra lượng mưa hoặc tuyết rơi vô cùng lớn”, các nhà khoa học giải thích.

Các hiện tượng cực đoan, chẳng hạn như mưa lớn, lũ lụt và sóng nhiệt, đang ngày càng xảy ra thường xuyên hơn và khốc liệt hơn trên khắp thế giới. Các nhà nghiên cứu cảnh báo điều này tạo ra nhu cầu cấp thiết đối với việc dự báo và chuẩn bị kịch bản đối phó trong tương lai.

Các quốc gia Đông Á đã phải hứng chịu nhiều tác động từ hiện tượng thời tiết cực đoan gây thiệt hại nặng nề trong thập kỷ qua. Khu vực này đã chứng kiến những trận mưa vô cùng lớn hồi tháng 7/2018 và tháng 7/2020. Một số quốc gia đã phải trả giá đắt về mặt xã hội, bao gồm cả tính mạng con người. Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng việc dự đoán lượng mưa ở khu vực này, khi khí hậu tiếp tục thay đổi, là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Dù chỉ phân tích dữ liệu ở Đông Á, nhóm nghiên cứu cho biết dự đoán của họ cũng có thể áp dụng cho các khu vực vĩ độ trung bình, với các dãy núi dốc, bao gồm châu Âu và Bắc Mỹ. Việc tạo ra các mô phỏng dựa trên các kết quả biến đổi khí hậu khác nhau cho phép các nhà khoa học dự đoán tác động của các hiện tượng thời tiết khác nhau khi Trái Đất nóng lên.

“Phát hiện của chúng tôi cũng có thể áp dụng cho các khu vực khác ở vĩ độ trung bình, nơi tương tác giữa sông khí quyển và núi dốc đóng vai trò chính ảnh hưởng tới lượng mưa, chẳng hạn như ở phía tây Bắc Mỹ và châu Âu. Những khu vực này cũng có thể trải qua các hiện tượng mưa cực lớn thường xuyên hơn và dữ dội hơn khi khí hậu ấm lên”, Giáo sư Kamae cho biết.
Phát hiện mới đã được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.

Đã đến lúc công bố tình trạng khẩn cấp của nền khí hậu toàn cầu?

Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên ở giai đoạn nào và ở mức độ nào, thì các điểm giới hạn này sẽ bị vượt qua? Không ai biết chắc được. Có thể mất hàng thế kỷ, hàng thiên niên kỷ, hoặc cũng có thể sắp sửa xảy ra.

Nhưng như đại dịch COVID-19 đã dạy chúng ta, chúng ta cần chuẩn bị cho điều phải đến. Chúng ta đã nhận thức được nguy cơ của một trận đại dịch. Chúng ta cũng biết rằng chúng ta đã không chuẩn bị đầy đủ. Nhưng chúng ta đã không hành động đúng cách. Rất may, chúng ta đã có thể tiến hành nhanh chóng quy trình sản xuất vaccine để chống lại COVID-19. Nhưng sẽ không có thứ thuốc chủng ngừa nào dành cho biến đổi khí hậu cả, một khi chúng ta đã xô đổ những điểm tới hạn này. Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ cho nền khí hậu của hành tinh này.

Hãy hành động như thể những điểm tới hạn sắp xảy ra. Và đừng nghĩ biến đổi khí hậu như một mối đe dọa lâu dài, chậm đến, khiến chúng ta không muốn đương đầu và đẩy cho các thế hệ tương lai giải quyết nó. Chúng ta phải hành động ngay lập tức để giảm bớt quá trình nóng lên toàn cầu và thực hiện các cam kết của chúng ta đối với Hiệp ước Khí hậu Paris, đồng thời chú ý đến việc phục hồi những điểm tới hạn này.

Chúng ta cần lập kế hoạch ngay từ bây giờ để cắt giảm phát thải khí nhà kính, nhưng cũng cần lập kế hoạch chuẩn bị đối phó với các tác động, chẳng hạn như khả năng nuôi sống tất cả mọi người trên hành tinh này, phát triển kế hoạch quản lý nguy cơ lũ lụt, cũng như theo dõi chặt chẽ các tác động xã hội và địa chính trị của những dòng người di cư, là hậu quả của quyết định tiếp tục ở lại sống sót hoặc bỏ chạy khỏi vùng nguy cơ.

Việc các điểm tới hạn bị xô đổ sẽ là rất thảm khốc và có khả năng tàn phá hơn nhiều so với đại dịch COVID-19. Một số người có thể không thích nghe những thông điệp này, hoặc xem chúng là chuyện khoa học viễn tưởng. Nhưng nếu chúng ta có được tư thế cấp bách buộc phải ứng phó với biến đổi khí hậu như là đã làm với đại dịch, thì chúng ta phải truyền thông nhiều hơn về những điều đã xảy ra trước đây và sẽ xuất hiện lần nữa.

Otherwise we will continue playing Jenga with our planet. And ultimately, there will only be one loser – us.

Còn nếu không, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục chơi trò rút gỗ với hành tinh này. Và cuối cùng, sẽ chỉ có một kẻ thua cuộc – là chính chúng ta.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Đông Á: Hứng chịu lượng mưa lớn kỷ lục do biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Dự báo miền Bắc sắp bước vào đợt mưa dông
Đêm nay và ngày mai, Bắc Bộ đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Từ ngày 14-16/10, khu vực có khả năng có mưa rào và dông rải rác, khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
Milton hiện vẫn là cơn bão cấp 3 với sức gió 115 dặm/giờ (hơn 190km/h) sau khoảng nửa giờ đổ bộ. Cơn bão di chuyển theo hướng đông-đông bắc với tốc độ 15 dặm/giờ, mang theo sóng lớn, gió cực mạnh và lũ quét đe dọa tính mạng.

Tin mới