Thứ sáu, 04/10/2024 06:04 (GMT+7)
Thứ ba, 26/03/2024 06:05 (GMT+7)

Chuyên gia tiết lộ nguyên nhân xảy ra trận động đất ở huyện Mỹ Đức- Hà Nội

Theo dõi KTMT trên

Các chuyên gia xác định nguyên nhân gây ra trận động đất ngày 25/3 tại huyện Mỹ Đức Hà Nội là do đứt gãy sinh chấn ở vùng đứt gãy sông Hồng - sông Lô - sông Chảy.

Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), lúc 8h05 ngày 25/03 tại huyện Mỹ Đức xuất hiện động đất 4 độ, độ sâu khoảng 16km, khiến nhiều người dân tại nội thành Hà Nội cảm nhận được rung lắc 3-5 giây. Cấp độ rủi ro thiên tai bằng 0.

Khu vực tâm động đất nằm ở bờ tây sông Đáy trên địa bàn các xã Tuy Lai, An Mỹ, Bột Xuyên... của huyện Mỹ Đức. Vị trí này nằm ở phía Nam – Tây Nam Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km đường chim bay. Tuy Lai, An Mỹ, Bột Xuyên... là những xã mà phía Tây giáp ranh với tỉnh Hòa Bình.

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, động đất tại Mỹ Đức xảy ra do các đứt gãy sinh chấn ở vùng đứt gãy sông Hồng - sông Lô - sông Chảy. Các đứt gãy này cho thấy thường là hàng trăm năm, hoặc dăm bảy trăm năm, mới xảy ra trận động đất mạnh như vậy. 

Vùng đứt gãy sông Hồng - sông Lô - sông Chảy từng xảy ra động đất trong quá khứ. Tại Hà Nội, vào thế kỷ 12, một trận động đất mạnh cấp 8 xảy ra đã làm bia chùa Báo Thiên bị vỡ làm đôi.

Rung lắc do động đất tại huyện Mỹ Đức sáng ngày 25/3. (Nguồn: Nguyễn Long)

Ngày xưa do điều kiện khó khăn, chưa có máy móc nên việc nhận diện động đất qua phân tích nguyên nhân các hệ quả còn tồn động, ví dụ như nứt tượng hoặc các trật sụt lở được ghi lại trong sổ sách. Sau này số liệu thống kê càng đầy đủ, việc đánh giá sẽ càng chi tiết hơn. 

Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu đề xuất để đánh giá nguy hiểm động đất chi tiết hơn cần nghiên cứu phân đoạn đứt gãy sông Hồng, đặc biệt là khu vực là Hà Nội cần thực hiện đánh giá rủi ro động đất, cần nghiên cứu phân đoạn đứt gãy sông Hồng để đánh giá nguy hiểm động đất chi tiết hơn, đồng thời cần thực hiện đánh giá rủi ro động đất.

Đồng thời thiết lập một số thiết bị quan trắc ở các nhà cao tầng ở Hà Nội để đánh giá định lượng mức độ rung lắc do các trận động đất gây ra. Bên cạnh đó với vị trí là trung tâm kinh tế- xã hội, nhiều công trình quan trọng được xây dựng thì cơ quan chuyên môn khuyến cáo là cần phân vùng nhỏ hơn để đánh giá chi tiết hơn về mức độ rủi ro, mức độ nguy hiểm do động đất.

Trận động đất ngày 25/3 tại huyện Mỹ Đức được người dân cảm nhận rõ khi thấy bàn ghế, đồ dùng rung lắc nhẹ. Nhiều người dân lo sợ, giật mình. 

Mới đây, theo báo cáo tổng hợp của UBND xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về ảnh hưởng do động đất xảy ra ở huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội: Khoảng 8 giờ 10 phút cùng ngày, UBND xã Cao Dương nhận được thông tin, hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Viễn, thôn Om Làng, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn (hiện đang ở khu Thung Ngái, giáp với mỏ đá Phú Đỉnh) bị đá sạt lở vào nhà, gây thiệt hại. UBND xã Cao Dương đã thành lập Tổ công tác đến các hộ gia đình kiểm tra hiện trường.

Sau khi thống kê thiệt hại do trận động đất gây ra, UBND xã Cao Dương đã phối hợp cùng thôn Om Làng huy động nhân dân hỗ trợ hộ ông Nguyễn Xuân Viễn di dời tài sản, thiết bị về nhà con gái ở gần đó để tạm thời sinh sống. 

UBND xã Cao Dương cảnh báo, ngoài điểm sạt lở tại hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Viễn, hộ nhà ông Trần Quốc Hội, thì còn nhiều hộ gia đình đang ở gần các chân núi, có thể tiềm ẩn nguy cơ sạt lở nguy hiểm. 

Đồng thời, UBND xã Cao Dương đã ban hành văn bản yêu cầu các thôn xóm thông báo đến toàn bộ nhân dân sinh sống gần núi đá, đồi cao, nhà cao tầng... cảnh giác và kịp thời sơ tán khi có dấu hiệu động đất xảy ra; các mỏ đá trên địa bàn xã dừng hoạt động nổ mìn trong ngày 25/3/2024 để kiểm đếm và khắc phục thiệt hại do lở đá trong trận động đất gây ra.

Kim Ngân

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia tiết lộ nguyên nhân xảy ra trận động đất ở huyện Mỹ Đức- Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Trong tháng 10 Biển Đông có thể sẽ đón 2 cơn bão
Trong tháng này, bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông ảnh hưởng đến đất liền của nước ta có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, khoảng 2 cơn.

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.