Thứ bảy, 10/05/2025 11:24 (GMT+7)
Thứ tư, 11/08/2021 16:16 (GMT+7)

Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó trong những tháng cuối năm

Theo dõi KTMT trên

Trong bối cảnh dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp xuất khẩu đang phải đối mặt với nhiều rào cản như vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí logistics... khiến hoạt động sản xuất có nguy cơ đứt gãy.

Từ nay đến cuối năm, đơn hàng của nhiều ngành hàng xuất khẩu quan trọng như dệt may, gỗ, thuỷ sản… khá khả quan. Có thể thấy, nhiều thị trường xuất khẩu trọng điểm phục hồi cộng với việc thực thi các FTA đã và đang mở ra không ít cơ hội tăng tốc cho hàng Việt từ nay đến cuối năm cũng như các năm tiếp theo.

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp (DN) lại đang thấp thỏm âu lo tình trạng đứt gãy sản xuất, cung không đáp ứng nổi cầu vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại hàng loạt địa phương trên cả nước.

Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó trong những tháng cuối năm - Ảnh 1
Dịch bệnh phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp lo xuất khẩu cuối năm. (Ảnh minh họa)

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, ngành gỗ tiếp tục là ngành hàng đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc từ đầu năm đến nay khi trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới các thị trường đều đạt ở mức cao, điển hình là tại thị trường Mỹ.

“Từ nay đến cuối năm, DN ngành gỗ khá bận rộn do đơn hàng xuất khẩu đã được ký kết. Các FTA có hiệu lực cũng góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng tốt”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu nói.

Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu cũng nhận định, đà tăng trưởng xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và lan rộng ngay cả thị trường trong nước và tại các thị trường xuất khẩu chính. Điều này khiến các DN ngành gỗ đối mặt với tình trạng ngưng trệ sản xuất, ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng.

Dịch Covid-19 kéo dài đã gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe và kinh tế toàn cầu. Để ứng phó với dịch bệnh, các quốc gia đã phải tiến hành giãn cách xã hội. 

Các biện pháp này đã gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thương, thông quan… làm cho tình trạng hàng hóa muốn xuất hay nhập về đều rất khó khăn do thiếu container rỗng, cước phí vận tải biển tăng cao để bù đắp cho khoản chi phí phát sinh trước đó khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khó thêm khó.

Ở thời điểm hiện tại, khó khăn về lưu thông hàng hoá đã dần “hạ nhiệt” khi ngày 29/7/2021 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có công văn số 5187/VPCP-CN về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá trong tình hình dịch Covid-19. Tuy nhiên, điều mà hầu hết ngành hàng xuất khẩu lớn quan tâm hơn cả là câu chuyện vaccine.

Mới đây, 4 hiệp hội gồm: Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da-giày-Túi xách Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM đã cùng nhau gửi công văn tới Thủ Tướng Chính phủ kiến nghị đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine hoặc hỗ trợ DN mua vaccine để tiêm cho người lao động của các ngành hàng xuất khẩu.

Về ưu tiên tiêm vaccine, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng cho rằng, Bộ Y tế cần xem xét sửa đổi các quy định, hướng dẫn về các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng, chống Covid-19.

Trong đó, sửa đổi mức ưu tiên đối với đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các DN trở thành đối tượng ưu tiên tiêm vaccine của Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 năm 2021 – 2022 nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động và để DN có thể sớm quay trở lại ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguyễn Luận (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó trong những tháng cuối năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

EVN lý giải lý do tăng giá điện 4,8%
Theo thông tin từ EVN, quyết định tăng giá điện lần này được đưa ra sau quá trình cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về biến động chi phí đầu vào, chẳng hạn như giá than và khí để sản xuất điện, cũng như gánh nặng chi phí điện đối với người dân và doanh nghiệp.
Giá điện tăng 4,8% từ ngày 10/5
Giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8%, từ 2.103,1159 đồng/kWh lên 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), bắt đầu từ ngày 10/5.

Tin mới

Hát xẩm: Thung Nham nơi chốn ngàn năm
Xẩm không chỉ là một loại hình giải trí mộc mạc mà còn mang giá trị văn hóa – lịch sử sâu sắc, phản ánh đời sống và tâm hồn người dân Bắc Bộ xưa.
Vì sao xăng vẫn "gánh" hai loại thuế, phí?
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt và phí bảo vệ môi trường với xăng là phù hợp với định hướng giảm phát thải mà Việt Nam cam kết tại COP26.