Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhìn thấy 7 thách thức từ EVFTA
Cơ hội mang lại từ EVFTA là rất lớn song cũng có 7 thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia Hiệp định này.
Tại Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệpvừa và nhỏ) tận dụng cơ hội thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA sáng 5/6, TS. Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệpvừa và nhỏ Việt Nam chỉ rõ, cơ hội mang lại từ EVFTA là rất lớn, nhưng sẽ có 7 thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp (doanh nghiệp) Việt Nam khi tham gia Hiệp định này.
Thách thức lớn nhất được ông Thân đề cập là các rào cản kỹ thuật. doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức như an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, quy tắc ứng xử, các quy định về bảo vệ môi trường, về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu vào EU,… các quy định về tỉ lệ nội địa hóa sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp.
Sức ép cạnh tranh với hàng hóa của EU là thách thức thứ hai được ông Thân phân tích, đó chính là khi mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa của EU, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp EU. “Đây vốn là những doanh nghiệp rất bài bản, hàng hóa của họ có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, có sức cạnh tranh rất cao nhờ được hưởng lợi từ việc miễn thuế của EVFTA. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu áp lực cạnh tranh rất lớn ngay trên “sân nhà”, ông Thân chỉ rõ.
TS. Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. |
Thách thức thứ tư là cạnh tranh nguồn lao động. Khi nền kinh tế mở cửa theo các cam kết EVFTA, các quá trình dịch chuyển sản xuất bắt đầu hình thành và làn sóng các nhà đầu tư từ EU sẽ tràn vào nước ta, tạo ra sự cạnh tranh về nguồn lao động trong các ngành. Vậy nên sẽ có các ngành nghề sẽ thiếu lao động cục bộ. Thách thức thứ ba là ở góc độ các biện pháp phòng vệ thương mại.
Khi hàng rào thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ các doanh nghiệp, các thị trường nhập khẩu thường có xu hướng áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ sản xuất nội địa. “EU cũng không phải là ngoại lệ, thậm chí EU là một thị trường thường xuyên sử dụng các công cụ này, cho nên đây cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Thân lưu ý.
Ngoài 4 thách thức kể trên, 3 vấn đề nổi cộm được TS. Nguyễn Văn Thân đề cập tới là doanh nghiệp Việt thiếu thông tin thị trường, các quy định của EU về hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này; các doanh nghiệp Việt Nam chưa được chuẩn bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ về xuất khẩu hàng hóa sang EU, trong khi doanh nghiệpvừa và nhỏ Việt Nam đang thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh.
Với những vấn đề đặt ra ở trên, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ kiến nghị Chính phủ cần đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách các thủ tục hành chính, cùng với đó là chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách, để xuất và trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung, kịp thời thông qua một số đạo luật quan trọng như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ Môi trường, Bộ luật Lao động và một số luật về thuế để phù hợp với các quy định của EVFTA, để các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý, thực thi một cách hiệu quả Hiệp định EVFTA.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành hữu quan thông qua các phương tiện truyền thông, tích cực và tăng cường triển khai tuyên truyền về nội dung của Hiệp định và hướng dẫn thực hiện các nội dung cam kết, các quy định nêu trong EVFTA thông qua các khóa tập huấn về EVFTA, để nâng cao hiểu biết, nhận thức cho các doanh nghiệp, giúp họ thực thi Hiệp định hiệu quả.
“Chính phủ cần tăng nguồn lực tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệpvừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn vay với mức lãi suất cho vay ưu đãi để triển khai các dự án EVFTA”, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam mong muốn.
Trước những đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, phần lớn nội dung kiến nghị nêu trên đều đã được đề cập trong Kế hoạch hành động của Chính phủ để triển khai EVFTA. Kế hoạch này sẽ được ban hành ngay sau khi Quốc hội phê chuẩn Hiệp định.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. |
Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng chỉ rõ, trong quá trình thực thi các FTA từ trước tới nay, có nhiều vấn đề mà cộng đồng nghiệp vừa và nhỏ cần rút kinh nghiệm. Điển hình như khả năng tiếp cận, nắm bắt về khía cạnh thông tin pháp luật, nội dung cam kết trong các hiệp định cho tới quá trình thực thi. Dường như vẫn còn khoảng cách giữa cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.
“Việt Nam có tới 97% là doanh nghiệpvừa và nhỏ nên yêu cầu, đòi hỏi đặt ra là rất lớn. Trong khi nói đến thị trường EU là nói đến thị trường của 27 quốc gia với dân số khoảng hơn 450 triệu người, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 36.000 USD. Đây là một thị trường rất khó tính, đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cao”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ rõ.
Chính vì thế theo Bộ trưởng, Hiệp định EVFTA phải được khai thác, tổ chức thực hiện với hiệu quả cao nhất cho đất nước, nhân dân đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệpvừa và nhỏ - trái tim của nền kinh tế đất nước. Những điều kiện ưu đãi về thuế quan, thuận lợi hóa thương mại, các điều kiện và những hàng rào kỹ thuật, cách tiếp cận thị trường,…sẽ là nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường.
Nguyễn Quỳnh